Ngành xuất nhập khẩu được chia thành những ngành nghề/công ty và có vị trí công việc gì? Chia sẻ cho những bạn cần nhé!

Mẹ Thóc

New member
Bài viết
7
Reaction score
2
Từ vài phân tích của mình dưới đây, tôi mong giúp ích được vài điều cho người đọc. Về cơ bản, ngành ngoại thương (buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu) khá rộng, bao gồm: hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng xuất/nhập, và các ngành nghề hỗ trợ hoạt động ngoại thương mà ta hay gọi là hoạt động Lgistics.

Ngành xuất nhập khẩu theo đó sẽ tạm chia thành những ngành nghề/công ty và có vị trí công việc như sau:

1. Tại công ty sản xuất xuất khẩu hoặc thương mại xuất khẩu
- Nhân viên kinh doanh hàng xuất: International Sales Executive, or Senior Sales Staffer or Senior Trader
- Nhân viên theo dõi đơn hàng xuất khẩu (phụ việc với sales triển khai đơn hàng nhận được)
- Nhân viên XNK: gồm nhân viên chứng từ ở văn phòng và nhân viên chạy hiện trường để lo giấy giờ, làm thủ tục hải quan.

2. Tại công ty nhập khẩu sản xuất hoặc nhập khẩu thương mại
- Nhân viên thu mua hàng nhập – Purchasing
- Nhân viên theo dõi đơn hàng nhập khẩu.
- Nhân viên XNK: chứng từ ở văn phòng và hiện trường

=> Có khi ba vị trí này chỉ do một người đảm nhiệm

3. Tại công ty Forwarder/Đại lý bán cước cho Hãng tàu:
- Nhân viên sales cước: hàng FCL, hàng consol cho doanh nghiệp XNK
- Nhân viên theo dõi chứng từ, booking.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng.

4. Tại các hãng tàu:
- Nhân viên sales cước cho doanh nghiệp XNK, cho đại lý forwarder.
- Nhân viên theo dõi chứng từ, booking
- Nhân viên Chăm sóc khách hàng

5. Tại các công ty kinh doanh dịch vụ logistics:
- Cho thuê kho, bãi
- Cung cấp dich vụ khai thuê hải quan, chạy giấy tờ.
- Đóng gói, bao bì.
- Kinh doanh Trucking, xe đầu kéo
- Cung cấp dịch vụ hun trùng

=> Ở đây bạn cũng có thể làm việc ở 3 vị trí: sales, phụ việc cho sales, và chạy hiện trường

6. Tại các cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Cơ quan hải quan, Sở/Phòng Công Thương, Các Cơ quan Xúc tiến Thương mại quốc tế...

7. Thậm chí, mảng thanh toán quốc tế ở ngân hàng hay bảo hiểm hàng hóa hàng hải quốc tế ở công ty bảo hiểm cũng được hiểu là có liên quan tới hoạt động ngoại thương.

Rõ ràng, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp là hết sức đa dạng, và sinh viên/học viên có rất nhiều cơ hội việc làm ở ngành này nếu được đào tạo đúng vị trí công việc.

Xuất phát từ thực tế thiếu hụt chuyên môn thực tế, sinh viên học viên bắt đầu tìm đến các lớp nghiệp vụ ngắn hạn để bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, thị trường đào tạo hiện nay lại vô cùng bát nháo, đào tạo tràn lan và thiết kế chương trình thiếu tập trung, mang nặng tính dàn trải. Và đa phần các trung tâm đều đặt một tên chung cho khóa học là là NGHIỆP VỤ (KINH DOANH) XUẤT NHẬP KHẨU hoặc ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ. Chị được 1-2 trung tâm là đạo tạo theo vị trí công việc nhưng nhìn qua khung chương trình, tôi thấy họ cũng làm chưa tới.

Đa số chỉ giảng dạy về thủ tục hải quan và nghiệp vụ chạy hiện trường ngoài cảng/sân bay. Đây chỉ là một mảng rất nhỏ trong hoạt động ngoại thương và hoàn toàn chưa thể đáp ứng yêu cầu hoàn thiện kiến thức cho người học về quy trình công việc ngành này.

Do vậy, với học viên, mong các bạn hiểu rõ các vị trí công việc và nhu cầu của bản thân để tìm học cho đúng, tránh phí phạm thời giờ và vô hình trung lại trách các trung tâm treo đầu dê bán thịt chó, dù thật tình, bản thân tôi cũng không đoán chắc được điều này.

Về phía nhà trường, các anh chị đồng nghiệp ở trung tâm, nếu có dịp tôi sẽ mạnh dạn trao đổi mong họ điều chỉnh chương trình giảng dạy. Hy vọng tôi thuyết phục được họ để góp phần giúp sức cho họ trong hoạt động đào tạo xuất nhập khẩu hiện nay.

Xin chân thành chia sẻ.
 

Minh-Logistisc

New member
Bài viết
21
Reaction score
1
cảm ơn chủ top đã chia sẻ, rất cần thiết và hữu ích cho các bạn mới ra trường nhé
 

Thành viên trực tuyến

Top