Chia sẻ Nhật Bản dự kiến mở rộng visa Nhật Bản dài hạn cho lao động nước ngoài

thanhnienmoi12

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Tin vui cho người Việt Nam muốn đi lao động Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản dự kiến mở rộng visa Nhật Bản dài hạn cho lao động nước ngoài vào đầu tháng 6/2023.
visa-nhat-ban-dai-han-cho-lao-dong-nuoc-ngoai.jpg
Nhật Bản đang trải qua giai đoạn thay đổi nhân khẩu học đáng báo động với số lượng người cao tuổi tăng, trong khi dân số ở độ tuổi lao động ngày càng bị thu hẹp. Vì thế, Nhật Bản đang trong trình trạng thiếu lao động trong nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, đánh bắt cá, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống, chăm sóc điều dưỡng và vệ sinh. Để thu hút lao đông nước ngoài, Chính phủ Nhật Bản cấp visa Nhật Bản dài hạn cho lao động nước ngoài.

Tháng 4/2019, nhằm giải quyết trình trạng thiếu lao động, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành hai loại Visa Nhật Bản diện lao động như sau:
  • Visa Nhật Bản diện lao động 5 năm không kèm thành viên gia đỉnh sẽ được cấp cho người lao động nước ngoài làm việc ở các lĩnh vực được chỉ định.
  • Visa Nhật Bản cho người có trình độ cao, có kỹ năng, có bằng cấp và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng và đóng tàu, sẽ được cấp visa lưu trú không thời hạn và có thể đem theo gia đình.
Sau đại dịch Covid-19, tình hình thiếu lao động ở Nhật Bản tăng cao hơn. Chính phủ Nhật Bản quyết định giảm bớt các điều kiện đối với việc cấp visa Nhật Bản diện lao động cho người nước ngoài nhằm thu hút lao động có tay nghề cao.

Báo chí Nhật Bản đưa tin, Chính phủ Nhật Bản cân nhắc mở rộng cấp visa Nhật Bản diện lao động dài hạn trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, đánh bắt thủy, hải sản, sản xuất thực phẩm và cung ứng thực phẩm. Việc sửa đổi thị thực lao động dài hạn sẽ cho phép người lao động nước ngoài có tay nghề cao ở lại Nhật Bản thời gian dài và mang theo gia đình của họ.

Chính phủ Nhật Bản dự kiến mở rộng cấp visa Nhật Bản dài hạn cho lao động người nước ngoài thuộc 12 lĩnh vực, thay vì 3 lĩnh vực như hiện nay. Hiện tại các cuộc thảo luận đang được tiến hành để đưa ra một văn bản sửa đổi có thể được nội các phê duyệt vào đầu tháng 6 tới.

Xin cảm ơn!
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top