NHPH có được từ chối thanh toán bộ chứng từ xuất trình hay không????

Ngô thuý phương

New member
Bài viết
1
Reaction score
1
Cả nhà trả lời giúp e với ạ.
Người thụ hưởng xuất trình cho NHĐCĐ vào đúng ngày L/C hết hạn, nhưng NHĐCĐ lại từ chối chiết khấu, mà chỉ chuyển tiếp chứng từ đến NHPH. Khi NHPH nhận được bộ chứng từ thì L/C đã quá hạn 15 ngày. Cho e hỏi trong trường hợp này NHPH có được phép từ chối thanh toán bộ chứng từ xuất trình hay không?
 

Khương Đại

New member
Bài viết
4
Reaction score
0
Bạn tham khảo nhé.
Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C, NHĐCĐ có hai sự lựa chọn:

Thứ nhất: NHĐCĐ sẽ thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ theo sự chỉ định của NHPH và chuyển chứng từ đến NHPH.

Thứ hai: NHĐCĐ từ chối thanh toán và chuyển tiếp chứng từ đến NHPH. Trong trường hợp này, NHĐCĐ sẽ xác nhận ngày mà người thụ hưởng xuất trình là phù hợp với quy định của L/C tại trường:

31D: DATE AND PLACE OF EXPIRY:

DD/MM/YY IN BENEFICIARY’S COUNTRRY

L/C Quy định ngày đến hạn hiệu lực tại nước người thụ hưởng, nên trong trường hợp người thụ hưởng xuất trình chứng từ cho NHĐCĐ vào ngày hết hạn của L/C được xem là xuất trình trong thời hạn của L/C, vì thế NHPH không được phép từ chối thanh toán vì lý do bộ chứng từ đến chậm.
 
Bài viết
3
Reaction score
0
Cho em hỏi chút là Căn cú nào để Ngân hàng Phát hành ấn định tỷ lệ ký quỹ mở L/C là thế nào?
 

Minh Sang

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Cho em hỏi chút là Căn cú nào để Ngân hàng Phát hành ấn định tỷ lệ ký quỹ mở L/C là thế nào?
Mức ký quỹ mở L/C mà Ngân hàng phát hành yêu cầu có thể từ 0% đến 100% giá trị của L/C. Căn cứ để ấn định mức ký quỹ gồm:

- Hệ số tín nhiệm của khách hàng càng cao thì mức ký quỹ càng thấp

- Nếu là khách hàng lần đầu thì mức ký quỹ càng cao, còn nếu là khách hàng truyền thống thì mức ký quỹ sẽ thấp
- Nếu có tài sản đảm bảo tốt (thế chấp hay cầm cố) thì mức ký quỹ sẽ thấp và ngược lại.

- Nếu có bảo lãnh thanh toán của bên thứ ba thì mức ký quỹ sẽ thấp (hoặc được miễn)

- Nội dung L/C quy định Ngân hàng phát hành có là người kiểm soát hàng hóa hay không

+ Trường hợp Ngân hàng phát hành kiểm soát hàng hóa: Đối với các chứng từ vận tải là chứng từ sở hữu hàng hóa (vận đơn đường biển, chứng từ vận tải đa phương thức), mà L/C quy định giao hàng theo lệnh của Ngân hàng phát hành; hoặc đối với các biên lai gửi hàng (không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn hàng không, biên lai gửi hàng đường biển), mà L/C quy định giao hàng đích danh cho Ngân hàng phát hành, thì mức ký quỹ sẽ thấp.

+ Trường hợp Ngân hàng phát hành không kiểm soát hàng hóa: Nếu L/C quy định các chứng từ vận tải giao hàng đích danh cho người nhập khẩu thì mức ký quỹ phải cao
 

Kim Hoàng

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Em có tình huống như thế này, nhờ mọi người giải quyết giùm em với ạ

Vấn đề xử lý tiền ký quỹ khi người mở phá sản

Một công ty nhập khẩu mở L/C và đã ký quỹ 100% trị giá L/C tại Ngân hàng phát hành. Trong khi hàng đã được giao thì công ty Nhập khẩu bị phá sản hoặc có dấu hiệu vi phạm hình sự. Hỏi:

1. Số tiền ký quỹ có bị tòa phong tỏa đề phân chia cho các chủ nợ theo Luật phá sản hay không?

2. Nếu tiền ký quỹ bị phong tỏa và tòa xử lý chia cho các chủ nợ trong khi chứng từ xuất trình phù hợp, vậy Ngân hàng phát hành có được pháp từ chối thanh toán?

3. Ngân hàng có được quyền đi nhận hàng và bán lại cho người khác? (tùy thuộc vào luật quốc gia mà cụ thể là phán quyết của tòa án)
 

Thành viên trực tuyến

Top