Những đổi mới cơ bản về xác định trị giá hải quan trong thông tư 39/2015/TT-BTC

mạnh hùng

New member
Bài viết
5
Reaction score
0
Trong thời gian qua, vấn đề trị giá tính thuế luôn là bài toán khó đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và đối với công tác kiểm tra của cơ quan hải quan, tuy về mặt pháp lý đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Để khắc phục tình trạng bất cập này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thay thế cho các văn bản (Thông tư 205/2010/TT-BTC, Thông tư 29/2014/TT-BTC, Thông tư 182/2012/TT-BTC và Quyết định số: 30/2008/QĐ-BTC và Quyết định 1102/QĐ-BTC)
Theo đó, một số điểm thay đổi cần lưu ý khi thực hiện Thông tư số 39/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
1. Đối với khoản điều chỉnh cộng: Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên

2. Việc phân bổ các chi phí này khi nhập khẩu lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng hợp đồng vận tải hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa không ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa.

Trước đây quy định tại tiết 1.2.7.4 điểm 1.2.7 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC thì người khai hải quan tự phân bổ các chi phí này cho từng loại hàng hóa bằng cách sử dụng các phương pháp phân chia theo thứ tự ưu tiên như sau: Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận tải của người vận tải hàng hóa; Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích hàng hóa; Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hóa trên tổng trị giá lô hàng. Nhưng hiện nay, Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định người khai hải quan lựa chọn một trong các phương pháp phân bổ trên (điểm g3 khoản 2 Điều 13 Thông tư tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015). Đây là một trong những điểm mới tạo thuận lợi cho người khai hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu
3.Phí bản quyền, phí giấy phép được hướng dẫn và quy định cụ thể thành điều khoản riêng: Điều 14 Thông tư tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, không như trước đây quy định chung chung, dẫn đến phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

anh.jpg

Hình ảnh minh họa
4. Ngoài ra, Thông tư số 39/2015/TT-BTC còn quy định bổ sung Điều 16 về phân bổ các khoản điều chỉnh.

Theo đó, khoản điều chỉnh cộng hoặc điều chỉnh trừ đủ điều kiện để cộng vào hoặc trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu. Nhưng hợp đồng mua bán hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến khoản điều chỉnh cộng hoặc điều chỉnh trừ đó không ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì người khai hải quan lựa chọn một trong các phương pháp phân bổ theo số lượng, trọng lượng, thể tích, trị giá hóa đơn

5. Bên cạnh đó, Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt đã bãi bỏ việc xác định trị giá tính thuế đối với phế liệu thu được trong quá trình sản xuất hàng gia công cho phía nước ngoài mà bên thuê gia công bán lại cho phía Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ kho ngoại quan. Đồng thời, tại Điều này cũng bổ sung, điều chỉnh những quy định mới so với Điều 20 Thông tư số 205/2010/TT-BTC. Cụ thể:
- xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
- Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế;
- Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc không có hóa đơn thương mại
 

Thành viên trực tuyến

Top