Phạm vi bảo hiểm của các nhóm điều kiện bảo hiểm

Bài viết
2
Reaction score
0
Trước hết thì xem xét các nhóm điều kiện bảo hiểm nào đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

1.Khái niệm về các điều kiện bảo hiểm hàng hóa A, B, C

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm hàng hóa mà các bên thoả thuận trong hợp đồng.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta đã được Bộ Tài chính ban hành và quy định rất rõ ràng theo bản “Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1990”. Quy tắc này được thành lập dựa trên điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành ICC 1/11982. Nó bao gồm:

  • Điều kiện bảo hiểm A – Institute cargo clauses A (ICC-A)
  • Điều kiện bảo hiểm B – Institute cargo clauses B (ICC-B)
  • Điều kiện bảo hiểm C – Institute cargo clauses C (ICC-C)

2.Phạm vi bảo hiểm hàng hóa
Về phạm vi bảo hiểm hàng hóa tương ứng với các điều kiện trong bảo hiểm hàng hóa được thể hiện như sau:

1587789460788.png


3. Các trường hợp không được nhận bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện A, B, C

Mặc dù người được bảo hiểm sẽ nhận được đền bù khi có tổn thất xảy ra nhưng trong điều kiện bảo hiểm hàng hóa A B C cũng quy định rất rõ ràng về 7 trường hợp chung không nhận được đền bù, cụ thể như sau:

  • Mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy về hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm.
  • Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường.
  • Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp (theo chủ ý của điều 4.3 này việc “đóng gói” phải được coi như bao gồm cả việc xếp hàng vào “container” hoặc “kiện gỗ” nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực hiện trước khi hợp đồng này có hiệu lực hoặc tiến hành bởi Người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ).
  • Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng được bảo hiểm.
  • Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi phí được chi trả theo điều 2 kể trên)
  • Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người điều hành tàu.
  • Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến trang gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/ hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.
Tham khảo thêm: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt
 

Thành viên trực tuyến

Top