Phân biệt giữa vận đơn chủ (Master B/L) và Vận đơn thứ cấp (House B/L)

Hoài Trang Vĩ

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Bài viết này mình sẽ phân tích sự khác nhau giữa vận đơn chủ (Master B/L) và Vận đơn thứ cấp (House B/L) là như thế nào?

Trong vân chuyển hàng hóa bằng phương tiện container, đối với các hãng tàu chỉ áp dụng nguyên tắc chung là đóng đầy một container chứ không nhận những lô hàng vận chuyển nhỏ. Đối với mỗi một container, người gửi hàng sẽ nhận một vận đơn từ hãng tàu khi hàng được chuyển giao cho hàng tàu. Những lô hàng nhỏ được thu gom từ phía các đại lý giao nhận (freight forwarder), rồi bên đó đứng ra để lưu cước tàu với hãng. Trong hợp đồng ký kết với hãng tàu vận chuyển, freight forwarde sẽ đóng vai trò như một người giao hàng (shiper) và họ nhận được vận đơn đ cấp bởi hãng tàu, vận đơn đó được gọi là vận đơn chủ (Master B/L)

Dựa trên vận đơn chủ, các đại lý giao nhận sẽ cấp lại cho các chủ cửa hàng nhỏ lẻ một vận đơn khác, vận đơn này được gọi là vận đơn thứ cấp (House B/L). Vận đơn này được gọi là vận đơn thứ cấp vì vận đơn này chỉ được cấp khi đã có vận đơn chủ, dựa trên tiền để của vận đơn chủ.

Các vận đơn được gọi là vận đơn chủ hay vận đơn thứ cấp căn cứ vào nội dung của vận đơn, chứ không phải tên mẫu là Master B/L hay House B/L.

Có thể thấy một cách rõ ràng, hãng tàu là người vận chuyển hàng hóa trong thực tế, còn đơn vị là đại lý giao nhận vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng (contracting carrier).

Phần lớn những vận đơn thứ cấp được cấp dứoi dạng vận đơn theo vận tải đa phương thức vì điểm đi những lô hàng này là nằm sâu trong nội đị, là những chủ hàng nhỏ lẻ nên thường phải vận chuyển bằng đường bộ rồi sang đường thủy nội bộ, rồi tới đường biển rồi mới được vận chuyển tới đích. Nếu trong trường hợp này, nhà đại lý đóng vai trò như người kinh doanh phương thức vận tải đa phương thức, có vai trò liên hệ với chủ hàng nhỏ và chịu trách nhiệm về lô hàng của họ.

vận đơn chủ được điều chỉnh theo quan hệ pháp lý giữa hãng tàu với đại lý giao nhận theo quy định, còn vận đơn thức là cơ sở pháp lý cho mối quan hệ giữa đại lý giao nhận với các chủ hàng nhỏ lẻ. Hiện nay, vận đơn thứ cấp chưa có bất cứ công ước nào để quy định về việc điều chỉnh thành dạng của vận đơn đa phương thức, nên các nước sẽ căn cứ theo quy chuẩn của UNCTAD và ICC về vận tải đa phương thức để xây dựng nội dung cho vận đơn thứ cấp.

Tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ và học xuất nhập khẩu tại https://weblogistics.vn
 
Sửa lần cuối:

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top