trần thị thu huyền
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Căn cứ theo Chương II, xác định trị giá hải quan theo Thông tư số 21/VBHN-BTC như sau:Có 6 phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
- Phương pháp trị giá khấu trừ;
- Phương pháp trị giá tính toán;
- Phương pháp suy luận.
>>>>> Bài viết tham khảo: khóa học khai báo Hải quan online
Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
1. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp này là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
2. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
3. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, theo hình thức thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:
b.1) Các khoản đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán (ví dụ: tiền trả trước, tiền ứng trước cho hàng hóa, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa);
b.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán.
c) Các khoản điều chỉnh cộng và các khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
4. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:
a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;
a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;
a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa đó.
Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mua cùng hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải điều chỉnh khoản tiền do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không phải thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.
a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung gian để cài đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:
a.1) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phương tiện trung gian. Cách xác định trị giá của phương tiện trung gian thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này;
a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.
b) Các trường hợp không cộng trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu vào trị giá hải quan của máy móc thiết bị:
b.1) Phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu lần đầu đã được cộng vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu;
b.2) Phần mềm điều khiển, vận hành sản xuất tại Việt Nam để cài đặt vào máy móc thiết bị nhập khẩu.
c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành phải được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.
d) Thủ tục khai báo, kiểm tra:
d.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu cùng máy móc thiết bị:
d.1.1) Người khai hải quan xác định và khai báo trị giá hải quan của máy móc thiết bị, bao gồm cả trị giá phần mềm điều khiển, vận hành; xác định và khai báo trị giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc tờ khai trị giá hải quan (nếu có);
d.1.2) Cơ quan hải quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành không nhập khẩu cùng máy móc thiết bị:
d.2.1) Người khai hải quan thực hiện như sau:
d.2.1.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu trước khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo, xác định trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này, trong đó tại ô “Mô tả hàng hóa” phải khai báo phần mềm điều khiển, vận hành dùng cho máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; tại ô “Mã số hàng hóa” phải khai báo mã số hàng hóa của máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; xác định và khai báo trị giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành. Khi nhập khẩu máy móc thiết bị, tại ô “Chi tiết khai trị giá” của tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan phải ghi rõ số tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành;
d.2.1.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu sau khi nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo mã số, trị giá hải quan của phần mềm điều khiển, vận hành, phương tiện trung gian (nếu có) như quy định tại điểm d.2.1.1; tại ô “Chi tiết khai trị giá”, người khai hải quan ghi rõ số tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị.
d.2.2) Cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan đến trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, phương tiện trung gian (nếu có), khai báo của người khai hải quan và xử lý như sau:
d.2.2.1) Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng theo quy định tại điểm d.2.1, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung, xử lý vi phạm theo quy định. Nếu người khai hải quan không khai báo bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung, cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, xử lý vi phạm theo quy định;
d.2.2.2) Trường hợp người khai hải quan khai báo và xác định trị giá theo đúng quy định tại điểm d.2.1, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định, tự kê khai.
6. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian (carrier media) chứa đựng phần mềm ứng dụng dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu (software for data processing equipment), trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá của phần mềm ứng dụng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm ứng dụng được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian.
7. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
a) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại;
b) Chứng từ, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 7 Thông tư này khi cơ quan hải quan yêu cầu;
c) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản tiền này);
d) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);
đ) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);
e) Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
>>>>> xem thêm: khóa học báo cáo quyết toán hải quan
Điều 8. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được thực hiện như quy định tại Điều 9 Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hóa nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống hệt”.
Điều 9. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6 và Điều 8 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.
2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:
Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.
b) Điều kiện mua bán:
b.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:
b.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan;
b.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm b.1.1 khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;
b.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm b.1.1 và b.1.2 khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá hải quan;
b.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm b.1.1, b.1.2 và b.1.3 khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
b.2) Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
c) Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được ủy quyền thì mới xét đến hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.
d) Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan, trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất.
Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan thì không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
3. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm:
a) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
b) Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan;
c) Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
d) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
đ) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
e) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan.
Điều 10. Phương pháp trị giá khấu trừ
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều này và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng hóa nhập khẩu.
Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc việc bán hàng hóa chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam;
b) Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp theo quy định tại điểm d.1 khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
2. Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau:
a) Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường Việt Nam. Trường hợp không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan thì lấy giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường Việt Nam để xác định giá bán thực tế.
Hàng hóa nhập khẩu còn nguyên trạng như khi nhập khẩu là hàng hóa sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hóa nhập khẩu.
b) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá. Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá mà hàng hóa đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu;
d) Hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu).
3. Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:
a) Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu;
b) Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hóa được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan; người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt.
Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2014. Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:
|
|
|
|
900 đồng/chiếc | 50 chiếc | 28/3/2014 | 100 chiếc |
30 chiếc | 15/01/2014 | ||
20 chiếc | 03/3/2014 | ||
200 chiếc | 20/01/2014 | | |
250 chiếc | 12/02/2014 | ||
Tổng cộng: | | 550 chiếc |
Trong ví dụ trên, đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc, tương ứng với số lượng bán ra lớn nhất (450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá. Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn đơn giá bán, đó là:
- Có số lượng lũy kế lớn nhất (450 chiếc) trong số hàng hóa nhập khẩu được bán ra ngay sau khi nhập khẩu.
- Thời gian bán là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu.
4. Nguyên tắc khấu trừ:
Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo Luật kế toán Việt Nam.
5. Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:
Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị trường Việt Nam, bao gồm:
a) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa sau khi nhập khẩu, cụ thể:
a.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa phát sinh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa Việt Nam;
a.2) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của người nhập khẩu trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các khoản này.
b) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam;
c) Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam:
c.1) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng. Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm a và b khoản này thì không được khấu trừ thêm các khoản này;
c.2) Trường hợp nhập khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận: Chi phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá khấu trừ. Việc xác định và phân bổ chi phí chung và lợi nhuận cho lô hàng nhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hóa trên thị trường nội địa, như: Chi phí về tiếp thị hàng hóa, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hóa trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng.
Căn cứ để xác định các khoản khấu trừ là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người nhập khẩu, phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam.
6. Hàng hóa nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước được xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng hóa. Không áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều này đối với các trường hợp:
a) Hàng hóa nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu và không xác định được chính xác giá trị tăng thêm do quá trình gia công, chế biến;
b) Hàng hóa nhập khẩu sau khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hóa được bán ra trên thị trường Việt Nam.
7. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm:
a) Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định;
b) Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí mà người đại lý phải trả;
c) Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các chứng từ, sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi phí nêu tại khoản 5 Điều này;
d) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá hải quan của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;
đ) Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá hải quan.
Điều 11. Phương pháp trị giá tính toán
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau:
a.1) Chi phí quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
a.2) Trị giá của các khoản trợ giúp theo quy định tại điểm d.1 khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
a.3) Chỉ tính vào trị giá hải quan trị giá của các khoản trợ giúp quy định tại điểm d.1 khoản 2 Điều 13 Thông tư này được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.
b) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.
Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm a khoản này.
c) Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
2. Căn cứ để xác định trị giá tính toán:
Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.
3. Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này.
Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hóa cung cấp phục vụ xác định trị giá hải quan quy định tại Điều này có thể được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu được sự đồng ý của nhà sản xuất và phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩm tra.
4. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm:
a) Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này;
b) Hóa đơn bán hàng của người sản xuất;
c) Chứng từ về các chi phí nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 12. Phương pháp suy luận
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này thì trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan.
2. Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và vận dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan, với điều kiện việc áp dụng phù hợp với các quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá hải quan:
a) Giá bán trên thị trường nội địa Việt Nam của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam;
b) Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
c) Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác, không phải Việt Nam;
d) Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ trường hợp sử dụng các chi phí sản xuất hàng hóa nhập khẩu để xác định trị giá tính toán trong phương pháp trị giá tính toán;
đ) Giá tham chiếu trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu có rủi ro về trị giá hải quan;
e) Trị giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam;
g) Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.
4. Phương pháp suy luận được xác định như sau:
a) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: Trường hợp không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu do không có chứng từ, tài liệu, số liệu định lượng về khoản điều chỉnh cộng hoặc khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều 15 Thông tư này thì sử dụng số liệu về khoản đó do người cung cấp xác nhận bằng văn bản cho người khai hải quan.
b) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự. Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá hải quan.
c) Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây:
c.1) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;
c.2) Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến đơn giá bán lại.
d) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.
đ) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.
e) Trường hợp không xác định được trị giá theo quy định từ điểm a đến điểm đ khoản này, việc vận dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan được thực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, nhưng không được vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
a) Chứng từ, tài liệu do người cung cấp xác nhận khoản điều chỉnh đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự;
c) Hóa đơn bán hàng của người nhập khẩu đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Các chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp này (nếu có).
Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.
>>>>Xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới