Mr Logimex
New member
- Bài viết
- 7
- Reaction score
- 6
Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng bùng nổ thì lĩnh vực Logistics đang ngày càng thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của nó. Cụ thể Logistics giúp cho hàng hóa giao thương giữa các quốc gia được thực hiện một cách nhanh chóng dựa vào nền tảng quản trị của các công ty ĐA QUỐC GIA. Một trong số đó chính là sự quan trọng của các phương thức vận chuyển Quốc tế, trong đó vận chuyển ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG là một ví dụ điển hình. Bài viết mang lại khái quát tổng quan về phương thức vận chuyển này nhằm giúp các bạn có thêm góc nhìn từ thực tế nghề nghiệp. Hoàn toàn có thể có các đánh giá khách quan thêm từ bạn đọc.
Mã hãng hàng không theo hiệp hội vận tải hàng không thế giới (IATA): theo IATA, hãng hàng không được ký hiệu bởi 2 ký tự viết hoa hoặc 1 ký tự viết hoa và 1 số đứng liền trước. Ví dụ
+ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam : VN
+ Hãng hàng không quốc gia Singapore : SQ
Mã sân bay quốc tế: được ký hiệu bởi 3 ký tự viết hoa, ví dụ
+ Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội: HAN
+ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Hồ Chí Minh: SGN
+ Sân bay quốc tế Changi Singapore: SIN
Phân loại máy bay trong vận chuyển hàng không
+ Máy bay chở khách: PAX (passenger)
+ Máy bay chở hàng hóa: CAO (FRT - freighter)
Các mức giá trong vận chuyển đường hàng không
+ Mức giá nhỏ nhất (Min): nghĩa là khi tính toán trong quá trình vận chuyển, tổng trị giá tính trên kg nhỏ hơn mức Min thì được áp dụng giá Min
+ Mức dưới 45kg (-45 – normal): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng dưới 45kg
+ Mức từ 45kg – dưới 100kg (+45): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 45kg đến 99kg
+ Mức từ 100kg – dưới 300kg (+100): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 100kg đến 299kg
+ Mức từ 300kg – dưới 500kg (+300): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 300kg đến 499kg
+ Mức từ 500kg – dưới 1000kg (+500): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 500kg đến 999kg
+ Mức từ 1000kg trở lên: giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 1000kg trở lên
Phụ phí (tính vào cước) trong vận chuyển hàng không:
+ Thực tế có 2 loại phụ phí cơ bản là phụ phí nhiên liệu được ký hiệu là FSC và phụ phí an ninh được ký hiệu là SSC. Đồng thời tùy hãng hàng không mà họ có quy định riêng, trong đó phụ phí có thể được tính trên trọng lượng thực tế (cân thực tế) hoặc tính trên trọng lượng tính cước. Không chỉ vậy, có một số hãng hàng không chỉ áp dụng 1 phụ phí chung mà thôi nghĩa là chỉ có FSC mà không có SSC.
Ví dụ cụ thể
Hãng VN: phụ phí tính trên trọng lượng tính cước (chargeable weight)
Hãng TG: phụ phí tính trên trọng lượng thực tế (gross weight)
+ Phụ phí trong hàng không thường chia theo khu vực địa lý: nghĩa là càng xa sân bay tại trụ sở chính (Hub) thì phụ phí càng cao. Mỗi hãng hàng không đều có trụ sở chính nằm tại quốc gia mà họ thành lập.
Ví dụ hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VN) nằm tại Việt Nam chia phụ phí như sau
Khu vực Châu Âu và Châu Mỹ và Châu Phi: FSC 1.15 SSC 0.10
Nhật Bản: FSC 0.25 SSC 0.10
Thailand + Indonesia + Malaysia + Myanmar : FSC 0.20 SSC 0.10
Korea: FSC 0.50 SSC 0.10
China và các khu vực khác: FSC 0.40 SSC 0.10
Australia & New Zeland: FSC 0.55 SSC 0.10
Giá đã bao gồm phụ phí (all in): hiện nay rất nhiều hãng hàng không báo giá đã bao gồm phụ phí (all in), bản chất trường hợp này được hiều là phụ phí tính trên trọng lượng tính cước. Điều đó có nghĩa là họ có thể báo giá tách phụ phí nhưng do phụ phí tính trên trọng lượng tính cước nên cộng luôn phụ phí vào giá để báo.
Ví dụ: mức +45 qua QR từ HAN – BKK: 1.00/kg all in (đã bao gồm phụ phí)
Giá chưa bao gồm phụ phí (++): vẫn có khá nhiều hãng hàng không báo giá tách riêng phụ phí, và khi nhìn giá ++ nghĩa là giá đó chưa có các phụ phí đi kèm, cụ thể là FSC và SSC (nếu có)
Ví dụ: mức +45 qua VN từ HAN – BKK: 0.8++(FSC 0.20S SSC 0.10)
Trọng lượng tính cước trong vận chuyển hàng không
+ Trọng lượng tính cước (chargeable weight) là trọng lượng lớn hơn giữa trọng lượng theo kích thước (volume weight) và trọng lượng thực tế (gross weight)
+ Trọng lượng theo kích thước (volume weight) = (dài x rộng x cao)cm/6000
+ Quy ước theo IATA: 1cbm = 166.666kg
Ví dụ: 1 lô hàng có 8 thùng carton kích thước 50*50*50cm và trọng lượng thực tế là 80kg, khi đó
V.W = (50*50*50)cm/6000 = 166.666
G.W = 80
Vậy CW là 167kg (do 167 > 80)
Phân loại hàng hóa trong vận chuyển hàng không
Thực tế trong vận chuyển hàng không hàng hóa được chia làm nhiều loại, cụ thể
+ Hàng thông thường (General cargo)
+ Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods)
+ Hàng giá trị cao (Valuable goods)
+ Hàng động vật sống (PET)
+ .....
Mỗi loại hàng hóa lại có mức giá và cách làm hàng khác nhau và được quy định riêng bởi hãng hàng không đó (dù đã có quy định bởi IATA). Đồng thời mỗi loại hàng hóa lại có quy cách đóng gói riêng, trong trường hợp hàng không đóng gói đúng quy cách thì hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển.
Trong thực tế công việc thì các công ty vận chuyển thường làm 2 loại hàng hóa chính là : hàng thông thường và hàng nguy hiểm (hàng nguy hiểm chỉ người có bằng được IATA đào tạo và cấp mới được làm trực tiếp). Trong khuôn khổ các khóa học tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu và logistics thực tế chỉ đào tạo cách làm hàng thông thường.
Quy cách đóng gói trong vận chuyển đường hàng không
+ Hàng đóng thùng carton: đây là loại quy cách thường hay dùng nhất nhằm tiết kiệm chi phí do trọng lượng của vỏ thùng khá nhẹ và quá trình bốc xếp đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên chỉ thích hợp với các loại hàng hóa như dệt may hay các sản phẩm có trọng lượng nhỏ và có thể xếp chồng lên nhau mà thôi. Cách đóng gói này cũng dễ dàng trong quá trình vận chuyển và bốc xếp
+ Đóng thùng gỗ: là loại hàng hóa có trọng lượng rất nặng hoặc cần bảo quản chặt chẽ để tránh mất hàng, hoặc loại hàng hóa cồng kềnh. Cách đóng gói này thường chỉ làm khi thực sự cần thiết do rất tốn kém chi phí do thùng gỗ rất nặng và kích thước cũng rất lớn. Quá trình vận chuyển hoặc bốc xếp cũng rất khó khăn. Nên phải cân nhắc kỹ càng trước khi xác định đóng gói theo quy cách này.
+ Hàng đóng pallet: đây là loại quy cách được khá nhiều đơn vị sử dụng, bản chất là hàng đóng carton và xếp lên trên đế pallet (gỗ hoặc nhựa). Cách đóng gói này nhằm bảo quản hàng hóa tốt hơn và tránh được rủi ro thất lạc hoặc mất trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, cũng cần xác định rõ hàng đóng pallet có thực sự cần thiết không do cách đóng gói này cũng làm tăng chi phí vận chuyển đồng thời quá trình vận chuyển và bốc xếp sẽ khó khăn hơn. Thực tế, giá cước vận chuyển cho thùng gỗ hoặc pallet thường cao hơn thùng carton.
+ Hàng đóng cont chuyên dụng: cách đóng gói này rất đặc biệt, nghĩa là hàng hóa được đóng trong cont (thùng tôn) của hãng hàng không được gọi là cont LD3, LD7, LD9, M1. Các loại cont này do các hãng hàng không sản xuất để vận chuyển hàng hóa cho khách hàng khi có nhu cầu. Một số loại hàng hóa thích hợp khi vận chuyển bằng quy cách này như hàng treo, hàng mau hỏng cần bảo quản riêng biệt, đặc biệt loại cont này có các quy định chặt chẽ liên quan như trọng lượng tối đa cho phép đóng là bao nhiêu, trọng lượng tính cước cả cont (Pivot weight)…., thường pivot weight dao động từ 710 – 750/LD3 tùy từng hãng hàng không, dĩ nhiên các loại cont khác thì pivot cũng sẽ khác.
+ Hàng vận chuyển nguyên mâm (ULD – Unit Load Device): cách hiểu đơn giản nhất là toàn bộ hàng hóa được xếp lên nguyên một mặt phẳng có kích thước xác định, trong trường hợp này chỉ các hãng hàng không mới có thể làm được. Và thực tế hàng hóa của các công ty xuất nhập khẩu vẫn phải được đóng theo 1 trong 3 quy cách cơ bản đầu tiên trước khi được xếp nguyên mâm
Hành trình và lịch bay trong vận chuyển đường hàng không
+ Hành trình (Routing): thực tế các hãng hàng không đều có 2 loại hành trình cơ bản là bay thẳng và bay vòng, và được hiểu là chặng bay. Cụ thể
+ Bay thẳng (direct flight): được hiểu là bay trên một chuyến bay trong suốt hành trình mặc dù máy bay đó có thể sẽ hạ cánh ở một sân bay phụ nào đó để tiếp thêm nhiên liệu hoặc lấy thêm hàng hóa . Và đương nhiên, máy bay có thể bay thẳng từ điểm đầu đến điểm cuối của chặng bay mà không hạ cánh tại bất kỳ sân bay phụ khác.
Ví dụ:
HAN – LHR: bay thẳng không hạ cánh ở bất kỳ sân bay phụ nào
HAN – IST (hạ cánh ở DEL): bay cùng chuyến bay từ HAN – IST nhưng máy bay hạ cánh tại sân bay DEL của India để lấy thêm nhiên liệu hoặc hàng hóa trước khi bay tiếp về IST
+ Bay vòng (indirect): được hiều là hàng hóa được vận chuyển theo hành trình nhưng đổi máy bay tại mỗi địa điểm hạ cánh tại sân bay chuyển tải
Ví dụ:
HAN – DOH – LHR: hàng sẽ bay từ HAN – DOH trên một chuyến bay, sau đó hàng sẽ được dỡ tại sân bay DOH và chuyển sang máy bay khác tại DOH để bay sang LHR
+ Lịch bay (frequency): vai trò như schedule trong vận chuyển đường biển hoặc còn được dùng một từ khác là ngày khai thác (day of operation), và được ký hiệu là day1.2.3.4.5.6.7. Có nghĩa là thứ 2 là day1 và cứ thế tịnh tiến cho đến chủ nhật là day7. Như vậy, day7 không có nghĩa là thứ 7 như nhiều người nghĩ.
Mã hãng hàng không theo hiệp hội vận tải hàng không thế giới (IATA): theo IATA, hãng hàng không được ký hiệu bởi 2 ký tự viết hoa hoặc 1 ký tự viết hoa và 1 số đứng liền trước. Ví dụ
+ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam : VN
+ Hãng hàng không quốc gia Singapore : SQ
Mã sân bay quốc tế: được ký hiệu bởi 3 ký tự viết hoa, ví dụ
+ Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội: HAN
+ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Hồ Chí Minh: SGN
+ Sân bay quốc tế Changi Singapore: SIN
Phân loại máy bay trong vận chuyển hàng không
+ Máy bay chở khách: PAX (passenger)
+ Máy bay chở hàng hóa: CAO (FRT - freighter)
Các mức giá trong vận chuyển đường hàng không
+ Mức giá nhỏ nhất (Min): nghĩa là khi tính toán trong quá trình vận chuyển, tổng trị giá tính trên kg nhỏ hơn mức Min thì được áp dụng giá Min
+ Mức dưới 45kg (-45 – normal): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng dưới 45kg
+ Mức từ 45kg – dưới 100kg (+45): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 45kg đến 99kg
+ Mức từ 100kg – dưới 300kg (+100): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 100kg đến 299kg
+ Mức từ 300kg – dưới 500kg (+300): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 300kg đến 499kg
+ Mức từ 500kg – dưới 1000kg (+500): giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 500kg đến 999kg
+ Mức từ 1000kg trở lên: giá áp dụng cho các lô hàng có trọng lượng từ 1000kg trở lên
Phụ phí (tính vào cước) trong vận chuyển hàng không:
+ Thực tế có 2 loại phụ phí cơ bản là phụ phí nhiên liệu được ký hiệu là FSC và phụ phí an ninh được ký hiệu là SSC. Đồng thời tùy hãng hàng không mà họ có quy định riêng, trong đó phụ phí có thể được tính trên trọng lượng thực tế (cân thực tế) hoặc tính trên trọng lượng tính cước. Không chỉ vậy, có một số hãng hàng không chỉ áp dụng 1 phụ phí chung mà thôi nghĩa là chỉ có FSC mà không có SSC.
Ví dụ cụ thể
Hãng VN: phụ phí tính trên trọng lượng tính cước (chargeable weight)
Hãng TG: phụ phí tính trên trọng lượng thực tế (gross weight)
+ Phụ phí trong hàng không thường chia theo khu vực địa lý: nghĩa là càng xa sân bay tại trụ sở chính (Hub) thì phụ phí càng cao. Mỗi hãng hàng không đều có trụ sở chính nằm tại quốc gia mà họ thành lập.
Ví dụ hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VN) nằm tại Việt Nam chia phụ phí như sau
Khu vực Châu Âu và Châu Mỹ và Châu Phi: FSC 1.15 SSC 0.10
Nhật Bản: FSC 0.25 SSC 0.10
Thailand + Indonesia + Malaysia + Myanmar : FSC 0.20 SSC 0.10
Korea: FSC 0.50 SSC 0.10
China và các khu vực khác: FSC 0.40 SSC 0.10
Australia & New Zeland: FSC 0.55 SSC 0.10
Giá đã bao gồm phụ phí (all in): hiện nay rất nhiều hãng hàng không báo giá đã bao gồm phụ phí (all in), bản chất trường hợp này được hiều là phụ phí tính trên trọng lượng tính cước. Điều đó có nghĩa là họ có thể báo giá tách phụ phí nhưng do phụ phí tính trên trọng lượng tính cước nên cộng luôn phụ phí vào giá để báo.
Ví dụ: mức +45 qua QR từ HAN – BKK: 1.00/kg all in (đã bao gồm phụ phí)
Giá chưa bao gồm phụ phí (++): vẫn có khá nhiều hãng hàng không báo giá tách riêng phụ phí, và khi nhìn giá ++ nghĩa là giá đó chưa có các phụ phí đi kèm, cụ thể là FSC và SSC (nếu có)
Ví dụ: mức +45 qua VN từ HAN – BKK: 0.8++(FSC 0.20S SSC 0.10)
Trọng lượng tính cước trong vận chuyển hàng không
+ Trọng lượng tính cước (chargeable weight) là trọng lượng lớn hơn giữa trọng lượng theo kích thước (volume weight) và trọng lượng thực tế (gross weight)
+ Trọng lượng theo kích thước (volume weight) = (dài x rộng x cao)cm/6000
+ Quy ước theo IATA: 1cbm = 166.666kg
Ví dụ: 1 lô hàng có 8 thùng carton kích thước 50*50*50cm và trọng lượng thực tế là 80kg, khi đó
V.W = (50*50*50)cm/6000 = 166.666
G.W = 80
Vậy CW là 167kg (do 167 > 80)
Phân loại hàng hóa trong vận chuyển hàng không
Thực tế trong vận chuyển hàng không hàng hóa được chia làm nhiều loại, cụ thể
+ Hàng thông thường (General cargo)
+ Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods)
+ Hàng giá trị cao (Valuable goods)
+ Hàng động vật sống (PET)
+ .....
Mỗi loại hàng hóa lại có mức giá và cách làm hàng khác nhau và được quy định riêng bởi hãng hàng không đó (dù đã có quy định bởi IATA). Đồng thời mỗi loại hàng hóa lại có quy cách đóng gói riêng, trong trường hợp hàng không đóng gói đúng quy cách thì hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển.
Trong thực tế công việc thì các công ty vận chuyển thường làm 2 loại hàng hóa chính là : hàng thông thường và hàng nguy hiểm (hàng nguy hiểm chỉ người có bằng được IATA đào tạo và cấp mới được làm trực tiếp). Trong khuôn khổ các khóa học tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu và logistics thực tế chỉ đào tạo cách làm hàng thông thường.
Quy cách đóng gói trong vận chuyển đường hàng không
+ Hàng đóng thùng carton: đây là loại quy cách thường hay dùng nhất nhằm tiết kiệm chi phí do trọng lượng của vỏ thùng khá nhẹ và quá trình bốc xếp đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên chỉ thích hợp với các loại hàng hóa như dệt may hay các sản phẩm có trọng lượng nhỏ và có thể xếp chồng lên nhau mà thôi. Cách đóng gói này cũng dễ dàng trong quá trình vận chuyển và bốc xếp
+ Đóng thùng gỗ: là loại hàng hóa có trọng lượng rất nặng hoặc cần bảo quản chặt chẽ để tránh mất hàng, hoặc loại hàng hóa cồng kềnh. Cách đóng gói này thường chỉ làm khi thực sự cần thiết do rất tốn kém chi phí do thùng gỗ rất nặng và kích thước cũng rất lớn. Quá trình vận chuyển hoặc bốc xếp cũng rất khó khăn. Nên phải cân nhắc kỹ càng trước khi xác định đóng gói theo quy cách này.
+ Hàng đóng pallet: đây là loại quy cách được khá nhiều đơn vị sử dụng, bản chất là hàng đóng carton và xếp lên trên đế pallet (gỗ hoặc nhựa). Cách đóng gói này nhằm bảo quản hàng hóa tốt hơn và tránh được rủi ro thất lạc hoặc mất trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, cũng cần xác định rõ hàng đóng pallet có thực sự cần thiết không do cách đóng gói này cũng làm tăng chi phí vận chuyển đồng thời quá trình vận chuyển và bốc xếp sẽ khó khăn hơn. Thực tế, giá cước vận chuyển cho thùng gỗ hoặc pallet thường cao hơn thùng carton.
+ Hàng đóng cont chuyên dụng: cách đóng gói này rất đặc biệt, nghĩa là hàng hóa được đóng trong cont (thùng tôn) của hãng hàng không được gọi là cont LD3, LD7, LD9, M1. Các loại cont này do các hãng hàng không sản xuất để vận chuyển hàng hóa cho khách hàng khi có nhu cầu. Một số loại hàng hóa thích hợp khi vận chuyển bằng quy cách này như hàng treo, hàng mau hỏng cần bảo quản riêng biệt, đặc biệt loại cont này có các quy định chặt chẽ liên quan như trọng lượng tối đa cho phép đóng là bao nhiêu, trọng lượng tính cước cả cont (Pivot weight)…., thường pivot weight dao động từ 710 – 750/LD3 tùy từng hãng hàng không, dĩ nhiên các loại cont khác thì pivot cũng sẽ khác.
+ Hàng vận chuyển nguyên mâm (ULD – Unit Load Device): cách hiểu đơn giản nhất là toàn bộ hàng hóa được xếp lên nguyên một mặt phẳng có kích thước xác định, trong trường hợp này chỉ các hãng hàng không mới có thể làm được. Và thực tế hàng hóa của các công ty xuất nhập khẩu vẫn phải được đóng theo 1 trong 3 quy cách cơ bản đầu tiên trước khi được xếp nguyên mâm
Hành trình và lịch bay trong vận chuyển đường hàng không
+ Hành trình (Routing): thực tế các hãng hàng không đều có 2 loại hành trình cơ bản là bay thẳng và bay vòng, và được hiểu là chặng bay. Cụ thể
+ Bay thẳng (direct flight): được hiểu là bay trên một chuyến bay trong suốt hành trình mặc dù máy bay đó có thể sẽ hạ cánh ở một sân bay phụ nào đó để tiếp thêm nhiên liệu hoặc lấy thêm hàng hóa . Và đương nhiên, máy bay có thể bay thẳng từ điểm đầu đến điểm cuối của chặng bay mà không hạ cánh tại bất kỳ sân bay phụ khác.
Ví dụ:
HAN – LHR: bay thẳng không hạ cánh ở bất kỳ sân bay phụ nào
HAN – IST (hạ cánh ở DEL): bay cùng chuyến bay từ HAN – IST nhưng máy bay hạ cánh tại sân bay DEL của India để lấy thêm nhiên liệu hoặc hàng hóa trước khi bay tiếp về IST
+ Bay vòng (indirect): được hiều là hàng hóa được vận chuyển theo hành trình nhưng đổi máy bay tại mỗi địa điểm hạ cánh tại sân bay chuyển tải
Ví dụ:
HAN – DOH – LHR: hàng sẽ bay từ HAN – DOH trên một chuyến bay, sau đó hàng sẽ được dỡ tại sân bay DOH và chuyển sang máy bay khác tại DOH để bay sang LHR
+ Lịch bay (frequency): vai trò như schedule trong vận chuyển đường biển hoặc còn được dùng một từ khác là ngày khai thác (day of operation), và được ký hiệu là day1.2.3.4.5.6.7. Có nghĩa là thứ 2 là day1 và cứ thế tịnh tiến cho đến chủ nhật là day7. Như vậy, day7 không có nghĩa là thứ 7 như nhiều người nghĩ.
Bài viết liên quan
Bài viết mới