Quy định về khẩu trang và cách sử dụng đúng cách trong phòng chống dịch COVID-19

  • Thread starter nghia
  • Ngày gửi
N

nghia

Guest
Tình hình diễn biến của dịch bệnh do chủng virus mới thuộc họ Corona (nCoV) đang ngày càng phức tạp. Các biện pháp phòng bệnh là hết sức quan trọng trong đó việc sử dụng khẩu trang đúng cách là một biện pháp quan trọng cho bản thân của mỗi người nhằm tự bảo vệ mình và góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Trước tình hình cộng đồng đổ xô mua khẩu trang, Bộ Y tế một số nước đã đưa ra khuyến cáo như sau

- Những người bị sốt, ho hoặc sổ mũi hoặc bệnh nhân đang hồi phục cần mang khẩu trang vì đây là cách tốt để ngăn ngừa phát tán mầm bệnh cho người khác.

- Người khỏe mạnh không cần mang khẩu trang, trừ khi phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là người đang ho/hắt hơi mà không mang khẩu trang.

- Ngoài ra, có thể cân nhắc mang khẩu trang khi đi vào chỗ đông người, trong phòng kín vì bạn không lường trước nguy cơ nhiễm bệnh ở môi trường đó.

Thị trường Việt Nam hiện đang có rất nhiều loại khẩu trang với thiết kế khác nhau, tuy nhiên trong phòng ngừa lây nhiễm qua đường hô hấp, có 2 loại khẩu trang chính thống hay được nói tới.

Loại thứ nhất là khẩu trang y tế/khẩu trang ngoại khoa (surgical mask)

Loại thứ nhất là khẩu trang y tế/khẩu trang ngoại khoa (surgical mask) với 3 lớp mà lớp ngoài thường có màu xanh hoặc vàng. Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết thêm khẩu trang y tế bằng vải thông thường có 3 lớp với công dụng khác nhau: Lớp ngoài có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt-xì, ho, thở mạnh... Mặt ngoài thường có màu xanh blue nhạt để dễ phân biệt, đeo khẩu trang đúng là để lớp màu quay ra ngoài. Lớp trong luôn có màu trắng rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Mặt vải quay vào trong, sát với da mặt nên phải tinh khiết mịn màng, không xơ sợi sùi lông gây khó chịu. Ngoài ra phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho người sử dụng. Lớp giữa có tác dụng ngăn các hạt dịch văng bắn và phải lọc được bụi, vi khuẩn. Đây chính là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Một lớp lọc "đúng chuẩn" phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, nhưng lại phải có kết cấu đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.





Loại thứ hai là N95 (N95 respirator)

. N95 có nghĩa là lọc được 95% bụi mịn 0.3 micron trong không khí, tức N95 về lý thuyết có thể lọc không khí tốt hơn khẩu trang y tế. Tuy nhiên, do kích thước của virus corona khá lớn 150-200nm (nano mét), các vi rút này chủ yếu cư trú trong giọt nước bọt lớn thì vậy người dân dùng khẩu trang y tế một lần là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả, không cần sử dụng loại N95.





Loại thứ ba là khẩu trang vải kháng giọt bắn đuờng hô hấp, kháng khuẩn ; ( không áp dụng cho khẩu trang vải thông thường ) theo Quyết định 870/QĐ-BYT ngày 12/03/2020 về hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn do Bộ Y Tế ban hành

Theo đó, khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định chung sau:

Không được gây dị ứng da cho người đeo;

Bề mặt phải sạch sẽ, không còn dầu chỉ xơ vải và không có lỗi ngoại quan;

Dây đeo được kết cấu chắc chắn;

Kiểu dáng, kích thước phải đảm bảo che kín mũi và miệng, các mép khẩu trang phải ôm khít khuôn mặt người đeo, không tạo khe hở.

Bên cạnh đó, khẩu trang vải cũng phải đảm bảo các yêu cầu về cấu trúc:

Có tối thiểu 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp có tính kháng nước, kháng giọt bắn đường hô hấp hoặc kết hợp kháng khuẩn; các lớp còn lại là lớp lọc, kháng khuẩn (lớp kháng khuẩn là vải kháng khuẩn, nano bạc, than hoạt tính hoặc tương đương); Dây đeo.



Loại thứ tư là khẩu trang vải thường hoặc khẩu trang vải làm từ vải kháng khuẩn và không thuộc trong nhóm các loại khẩu trang đã nêu trên.


Cách dùng khẩu trang giúp ngăn ngừa bệnh như sau:


Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều doanh nghiệp trong nước đang sản xuất, kinh doanh mặt hàng khẩu trang nói chung và khẩu trang vải kháng giọt bắn đuờng hô hấp, kháng khuẩn vẫn còn đang vướng mắc trong quá trình thực hiện, chưa xác định rõ sản phẩm của doanh nghiệp mình có nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quyết định 870/QĐ-BYT hay không?

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất chưa thực hiện theo quy định trên mà đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường mà không có đầy đủ chức năng như trên bao bì quảng cáo cũng như công dụng thực tế trong việc kháng khuẩn... Nếu căn cứ vào các dấu hiệu khách quan của việc sản phẩm đó không đạt được quảng cáo thì thỏa mãn những quy định về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 về tội sản xuất và buôn bán hàng giả, Bộ Luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực kể từ 1/1/2018. Ngoài ra, sản phẩm trên sẽ bị lực lượng quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành của các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nếu cần thêm thông tin, giải đáp mọi vướng mắc xin liên hệ 24/7 để được sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn chuyên sâu đối với các vấn đề pháp lý liên quan hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải phòng dịch tại cộng đồng về các quy định tại Quyết định 870/QĐ-BYT đối với vật liệu, chỉ tiêu kỹ thuật, các phương pháp thử kiểm tra hiệu suất lọc, trở lực hô hấp... Đặc biệt là công bố Tiêu chuẩn cơ sở để đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:

• Hotline: 0904 676 796 / Mr Nghĩa

• Email: hopquydetmay@gmail.com

Lưu ý quan trọng:

Đối với người tiêu dùng nên dùng khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn theo theo Hướng dẫn kỹ thuật khẩu trang vải phòng dịch tại cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ – BYT ngày 12/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế Vì các loại khẩu trang này phải được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm khẩu trang vải đạt các thông số kỹ thuật về ngoại quan, hiệu suất lọc, trở lực hô hấp và giới hạn cho phép của các kim loại nặng. Trong mọi trường hợp thì mọi người nên cân nhắc trước khi lựa chọn là đeo khẩu trang loại nào phù hợp với tình hình vì không chỉ đơn thuần là "thấy người ta làm mình cũng làm", mà cần cân nhắc xem mình có thuộc nhóm có nguy cơ cần phải đeo không. Đeo khẩu trang như thế nào cho đúng cũng rất quan trọng và cần kết hợp rửa tay sạch sẽ để việc đầu tư vào phòng bệnh có hiệu quả cao nhất.

Còn đương nhiên các loại khẩu trang y tế như Loại thứ nhất là khẩu trang y tế/khẩu trang ngoại khoa (surgical mask) hoặc Loại thứ hai là N95 (N95 respirator) hãy để dành cho các cán bộ ngành Y đang chiến đấu vì dịch bệnh để bảo vệ công đồng khỏi dịch bệnh COVID-19.



Quyết định 870/QĐ-BYT năm 2020 về hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế

Thông tư số 07/2012/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi

Thông tư 25/2012/TT-BLĐTBXH Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top