trangtran2018
New member
- Bài viết
- 4
- Reaction score
- 0
Theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính và Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC thì trái cây tươi các loại được phân vào Chương 8 “Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa”.
Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ban hành danh mục vật thể nằm trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
Như vậy, theo quy định trên, khi nhập khẩu trái cây tươi (quả tươi) về Việt Nam, cá nhân, tổ chức nhập khẩu phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể mình sẽ trình bày cho các bạn trong bài viết dưới đây
Quy đinh về nhập khẩu hoa quả tươi vào Việt Nam
I. Các bước thực hiện – Quy định về nhập khẩu quả tươi vào Việt Nam:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đơn đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu và nộp tại cơ quan Kiểm dịch thực vật.
Bước 2: Tổ chức, cá nhân cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan để phân tích nguy cơ dịch hại.
Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại.
Bước 4: Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
II. Thời gian giải quyết – Quy định về nhập khẩu quả tươi vào Việt Nam
Theo phụ lục 3 của Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN, Để được cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, trái cây tươi phải trải qua quá trình phân tích nguy cơ độc hại. Thời gian phân tích nguy cơ dịch hại quy định như sau:
– Đối với các loại quả tươi đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi: 3- 10 ngày.
– Đối với các loại quả tươi lần đầu tiên nhập khẩu: 1-3 năm.
– Đối với các loại quả tươi có xuất xứ mới: 1-3 năm.
– Đối với các loại quả tươi có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu: 90 ngày.
– Đối với các loại quả tươi phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh: 60 ngày
Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ban hành danh mục vật thể nằm trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
Như vậy, theo quy định trên, khi nhập khẩu trái cây tươi (quả tươi) về Việt Nam, cá nhân, tổ chức nhập khẩu phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể mình sẽ trình bày cho các bạn trong bài viết dưới đây
Quy đinh về nhập khẩu hoa quả tươi vào Việt Nam
I. Các bước thực hiện – Quy định về nhập khẩu quả tươi vào Việt Nam:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đơn đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu và nộp tại cơ quan Kiểm dịch thực vật.
Bước 2: Tổ chức, cá nhân cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan để phân tích nguy cơ dịch hại.
Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại.
Bước 4: Cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
II. Thời gian giải quyết – Quy định về nhập khẩu quả tươi vào Việt Nam
Theo phụ lục 3 của Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN, Để được cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, trái cây tươi phải trải qua quá trình phân tích nguy cơ độc hại. Thời gian phân tích nguy cơ dịch hại quy định như sau:
– Đối với các loại quả tươi đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi: 3- 10 ngày.
– Đối với các loại quả tươi lần đầu tiên nhập khẩu: 1-3 năm.
– Đối với các loại quả tươi có xuất xứ mới: 1-3 năm.
– Đối với các loại quả tươi có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu: 90 ngày.
– Đối với các loại quả tươi phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh: 60 ngày
Bài viết liên quan
Bài viết mới