Quy trình nhập khẩu trái cây tươi

Bài viết
1
Reaction score
0
Người Việt Nam khá chuộng trái cây Ngoại nhập khẩu, đặc biệt là những người có thu nhập cao. Họ cho rằng, hoa quả nhập khẩu thường là những sản phẩm đã được kiểm nghiệm một cách chặt chẽ về chất lượng, và những thức quả này khá lại đối với hàng nội địa trong nước.

Đối với Quy trình nhập khẩu trái cây tươi, trước khi thực hiện, bạn cần có những bước kiểm tra về đất nước bạn nhập khẩu trái cây có hỗ trợ thông tin pháp lý hay không? Việc không hỗ trợ thông tin pháp lý thì bạn không thể thực hiện việc nhập khẩu được.

1.Căn cứ pháp lý

Để thực hiện việc nhập khẩu hàng trái cây tươi, doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

• Căn cứ Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
• Căn cứ Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
• Căn cứ theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Thủ tục thực hiện

Việc đầu tiên thực hiện đó là làm kiểm dịch thực vật, việc làm này nhằm đảm bảo việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài có đáp ứng đúng tiêu chuẩn trong nước hay không?

Hồ sơ thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật bao gồm:

  • Bản chính Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật; (Mẫu 3 ban hành kèm theo phụ lục 1 của Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT).
  • Bản chính Chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền từ nước xuất khẩu trái cây tươi
  • Bản chính Bản khai kiểm dịch thực vật: Áp dụng đối với vật thể nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trước khi cập cảng (Mẫu giấy 4 ban hành kèm theo phụ lục 1 của Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT).
  • Bản sao và bản chụp ban chính đề đối chiếu Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Nếu đáp ứng đúng tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp sẽ được chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu trong thời hạn 24h kể từ khi bắt đầu kiểm tra kiểm dịch đối với lô hàng, và lô hàng không thuộc danh sách những hàng hóa bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Văn bản cung cấp các thông tin để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại (Pest Risk Analysis viết tắt là PRA) tại Phụ lục 2 Quyết định 48/2007.
Thời gian trả kết quả: Căn cứ vào loại quả tươi mà doanh nghiệp bạn nhập khẩu.

– Đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi: 3- 10 ngày
– Lần đầu tiên nhập khẩu: 1-3 năm
– Có xuất xứ mới: 1-3 năm
– Bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu: 90 ngày
– Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh: 60 ngày
Thời hạn của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là 01 năm; các lô hàng tương tự và có cùng nguồn gốc chỉ tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại một lần và kết quả sẽ được áp dụng cho các lần cấp phép sau (Điều 6 Quyết định 48/2007).


Thủ tục hải quan:
Hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm:
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác
  • Tờ khai trị giá
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóá
 
Sửa lần cuối:

Thành viên trực tuyến

Top