Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

nguyến yến nhi

New member
Bài viết
8
Reaction score
0
Mình thấy nhiều bạn muốn tìm hiểu về quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không nên hôm nay mình quyết định chia sẻ chi tiết các bước tính tới tận khâu giao hàng tại kho của người mua hàng nước ngoài. Trong bài viết này mình giả định bạn xuất hàng theo điều kiện DDU, nếu điều kiện giao hàng khác thì tùy thực tế mà bạn nên bớt đi các bước tương ứng để người mua hàng chịu trách nhiệm

I Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không theo điều kiện DDU

1. Ký kết hợp đồng ngoại thương
  • Bước đầu tiên để bắt đầu cho việc xuất khẩu là đàm phán ký kết hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài. Việc thỏa thuận giữa hai bên cần bao gồm những nội dung cơ bản sau:
  • Thông tin hàng hóa
  • Gía cả, thanh toán
  • Giao hàng
  • Đóng gói
  • Bảo hành
  • Khiếu nại
2. Ký hợp đồng dịch vụ với người chuyên chở
  • Khi bạn vận chuyển theo điều kiện D thì sẽ chịu trách nhiệm về khâu vận chuyển hàng hóa. Bạn sẽ cần thuê một công ty dịch vụ vận chuyển để họ làm các bước cần thiết trong quá trình chuyển hàng door –to-door
  • Việc cần làm là ký thỏa thuận với người vận chuyển. Ở đây tôi viết theo trường hợp Booking với Forwarder, để bạn thấy được quy trình gồm đầy đủ các bên hơn
  • Bạn yêu cầu chi tiết và người giao nhận sẽ cung cấp thỏa thuận lưu cước (Booking Note), theo mẫu của họ, với các nội dung chính như:
  • Tên người gửi hàng, người nhận hàng, bên thông báo
  • Mô tả hàng hóa: loại hàng, trong lượng, số lượng, thể tích
  • Tên sân bay đi, tên sân bay đến
  • Cước phí và thanh toán
3. Giao hàng xuất khẩu cho người chuyên chở
  • Forwarder cấp cho bạn giấy chứng nhận đã nhận hàng, xác nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để vận chuyển
  • Trường hợp hàng được lưu kho của người giao nhận trước khi gửi hàng cho hãng hàng không, người giao nhận sẽ cấp thêm Biên lai kho hàng
  • Trường hợp người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến kho người nhập khẩu tại cảng đích, người giao nhận cấp thêm giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
4. Forwarder chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan xuất khẩu
  • Trên cơ sở hợp đồng ủy thác của chủ hàng, người giao nhận chuẩn bị bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục xuất khẩu. Chứng từ gồm:
  • Giấy phép xuất khẩu, nếu hàng thuộc diện phải xin phép (Export Permit)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Bản kê chi tiết hàng hóa, nhiều khi có thể dùng phiếu đóng gói
  • Bản lược khai hàng hóa (Manifest), do người giao nhận lập khi họ gom hàng nhiều lô hàng lẻ gửi chung cùng một đơn chủ
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
  • Cùng với bộ chứng từ này, người giao nhận cũng tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu
  • Sau khi hoàn tất thủ tục với hải quan, sân bay, hãng hàng không, người giao nhận sẽ phát hành vận đơn hàng không và gửi kèm theo hàng hóa bộ chứng từ cần thiết có liên quan, theo yêu cầu của người mua. Bản gốc AWB số 3 giao lại cho người gửi hàng, cùng thông báo +phí có liên quan (nếu có) để người gửi hàng thanh toán
  • Bạn nhận được AWB thì báo cho người mua hàng về việc đã chuyển hàng, kèm theo file mềm AWB để họ chuẩn bị hồ sơ đầu nhập khẩu
5. Hãng hàng không chuyển hàng
  • Đây là khâu dịch vụ của hãng hàng không. Họ sẽ dùng máy bay để chở hàng từ Việt Nam đến sân bay đích, trong nhiều trường hợp có thể cần chuyển tải hàng tại sân bay chung chuyển
  • Khi nhận hàng lên máy bay, hãng hàng không sẽ báo dự kiến thời gian đến sân bay đích, để người giao nhận biết và thông báo cho người nhận hàng chuẩn bị làm thủ tục cần thiết.
6. Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại nước nhập khẩu
  • Tại cảng hàng không nước nhập khẩu, đại lý của người chuyên chở sẽ liên hệ và phối hợp với người nhập khẩu để làm các thủ tục liên quan đến hãng hàng không, sân bay, hải quan, thuế… mục đích là để làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
  • Sau khi xong thủ tục, forwarder bố trí phương tiện để giao hàng cho người mua hàng tại kho của họ.
II. Kết luận

Xuất nhập khẩu đường hàng không đang là xu thuế trong xuất nhập khẩu hàng hóa trong những năm trở lại đây bởi thời gian vận chuyển nhanh, an toàn, dịch vụ tốt. Vì vậy nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang sử dụng phương thức vận chuyển này trong mua – bán hàng hóa quốc tế. Trên đây là toàn bộ quy trình làm hàng xuất khẩu đường hàng không dành cho những ai đang làm ở công ty xuất nhập khẩu. Có rất nhiều nghiệp vụ khác nhau đòi hỏi bạn phải nắm vững để xử lí tốt nghiệp vụ khá phức tạp này. Hy vọng rằng những chia sẻ của mình sẽ giúp ich cho bạn
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Ở bước 4, chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu thì mình vẫn chưa rõ về các bước làm thủ tục hải quan vì kết quả phân luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ rất phức tạp. Hy vọng nhận được sự giải đáp của mọi người, thank all.
 

Thảo Trương

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Ở bước 4, chuyển hàng tới sân bay và làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu thì mình vẫn chưa rõ về các bước làm thủ tục hải quan vì kết quả phân luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ rất phức tạp. Hy vọng nhận được sự giải đáp của mọi người, thank all.
Theo mình biết thì
Luồng xanh: Hàng của bạn được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế. Sau khi lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 3.
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ qaun hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra htực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.
Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm
 

One Star

New member
Bài viết
5
Reaction score
4
Nếu không xuất hàng theo điều kiện DDU thì còn điều kiện giao hàng nào khác nữa vậy bạn?
 

nguyến yến nhi

New member
Bài viết
8
Reaction score
0
Nếu không xuất hàng theo điều kiện DDU thì còn điều kiện giao hàng nào khác nữa vậy bạn?
còn rất nhiều điều kiện giao hàng khác như: FOB, CFR,CIF,DAF,DES,..Bạn tham khảo thêm các điều kiện giao hàng, nghĩa vụ người mua và người bán trong từng điều kiện trong Incoterms 2010 nhé
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Nếu không xuất hàng theo điều kiện DDU thì còn điều kiện giao hàng nào khác nữa vậy bạn?
Mình toàn dùng Incoterms 2010, chưa đọc nhóm điều kiện Incoterms 2000 nên không biết đến điều kiện DDU. Lúc đầu còn tưởng bạn đọc sai cơ chứ
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Mình toàn dùng Incoterms 2010, chưa đọc nhóm điều kiện Incoterms 2000 nên không biết đến điều kiện DDU. Lúc đầu còn tưởng bạn đọc sai cơ chứ
Đây chắc là giống nhóm điều kiện nhóm D, nhưng nếu thay thế bằng incoterms 2010 thì nó tương ứng với điều kiện nào trong term mới này nhỉ, sắp tới còn đổi mới sang incoterms 2020 nữa chớ
 

yến hường

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Mình thấy bài này cũng đề cập về nội dung về hàng air xuất khẩu, nhưng không theo nhóm điều kiện incoterms nào, mà theo kiểu đứng trên vai trò của các cá thể trong hoạt động xuất nhập khẩu, mình thấy hay nên chia sẻ cho mọi người tham khảo thêm.
Quy trình làm hàng Air xuất khẩu
 

kietpro_90

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Không có ký hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng miệng, vậy có được không bạn.
 

yển khanh

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Bên hãng hàng không sẽ thực hiện vai trò của mình trong việc xuất khẩu hàng hóa này như thế nào?
 

Phạm Thế Anh

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Bên hãng hàng không sẽ thực hiện vai trò của mình trong việc xuất khẩu hàng hóa này như thế nào?
Không rõ từ phía hãng hàng không, những nếu đóng vai trò là nhà xuất nhập khẩu làm việc với hãng vận chuyển hàng không (trường hợp với Viet Nam airlines) thì như bạn này nè:
Mình thấy bài này cũng đề cập về nội dung về hàng air xuất khẩu, nhưng không theo nhóm điều kiện incoterms nào, mà theo kiểu đứng trên vai trò của các cá thể trong hoạt động xuất nhập khẩu, mình thấy hay nên chia sẻ cho mọi người tham khảo thêm.
Quy trình làm hàng Air xuất khẩu
 

Thành viên trực tuyến

Top