Quyết định 1444/QĐ-BYT hướng dẫn lựa chọn và sử dụng khẩu trang phòng chống dịch COVID-19

nghia

Member
Bài viết
50
Reaction score
1
Kính gửi Quý khách hàng,

Trong thời điểm dịch Covid 19 đang diễn biến khó lường và chưa biết thời điểm nào để kiểm soát được dịch bệnh đang ảnh hưởng đến toàn bộ đến tình hình kinh doanh của các công ty hiện nay.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao có thể giảm tối đa chi phí không cần thiết và cắt giảm tối đa các khoản chi thường xuyên và giãn thanh toán công nợ trên các hóa đơn của các nhà cung cấp nhằm mục đích sống sót để duy trì hoạt động kinh doanh trong và sau dịch Covid 19 đang là bài toán bắt buộc phải có đáp án của các công ty trong thời điểm này phải thực hiện triệt để nhằm tháo gỡ phần nào cho công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Nhằm hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp trong công tác kierm định, giám định, Chứng nhận và công bố Hợp quy sản phẩm dệt may theo các quy định hiện hành như:

Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy theo quy định tại QCVN: 01/2017/BCT trước khi bán hàng ra thị thường và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các thông tin cung cấp theo quy định của pháp luật.

Quyết định số 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn.

Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều doanh nghiệp trong nước đang sản xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu trong quá trình kinh doanh , thương mại thì mặt hàng Khẩu trang được chia theo các nhóm và nguyên tắc sử dụng trong phòng chống dịch COVID-19 như sau:

Khẩu trang y tế N95 hoặc tương đương: Chỉ dùng cho kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19.


Gồm các loại tiêu chuẩn tương đương phổ biến:

+ Mỹ: N95 Respirator (tiêu chuẩn NIOSH-42C FR84)

+ Châu Âu: FFP2 Respirator (tiêu chuẩn EN 149-2001)

+ Australia, Newzealand: P2 Respirator (tiêu chẩn AS/NZ 1716:2012)

+ Trung Quốc: KN95 Respirator (tiêu chuẩn GB2626-20 06)

+ Nhật Bản: DS Respirator (tiêu chuẩn JMHLW- Notification 214, 2018)

+ Hàn Quốc: Korea 1st Class Respirator (tiêu chuẩn KMOEL-2017-64).

Khẩu trang y tế: Dành cho cán bộ y tế khi làm việc trong môi trường y tế ở khu vực có khả năng lây nhiễm và tiếp xúc nhiều với người bệnh (khoa khám bệnh, khoa điều trị, khoa hồi sức tích cực…).

Khẩu trang y tế được quản lý là trang thiết bị y tế (đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu đạt TCVN 8389-1 : 2010; TCVN 8389-2 : 2010; TCVN 8389-3 : 2010 và đã có số lưu hành do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Nghị định 36/2016/NĐ-CP).

Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (Gọi tắt là khẩu trang 870): Dành cho cán bộ y tế làm việc ở những nơi ít có nguy cơ; người tham gia phòng chống dịch; người bệnh trong cơ sở điều trị bệnh không lây nhiễm; người phục vụ ở các khu vực công cộng như lễ tân, bãi xe, cảng biên phòng, cửa khẩu, cảng hàng không…

Khẩu trang vải được quản lý như hàng hóa thông thường, sản xuất theo các quy định tại Quyết định 870/QĐ-BYT ngày 12-3-2020 của Bộ Y tế hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn và do các doanh nghiệp sản xuất thuộc Bộ Công thương quản lý (Các Tập đoàn, doanh nghiệp dệt may).

Các loại khẩu trang 3, 4 lớp (không đủ điều kiện là trang thiết bị y tế); khẩu trang vải thông thường khác: Sử dụng cho mọi người khỏe mạnh và ở những khu vực ít có nguy cơ lây nhiễm.

Khẩu trang được quản lý như hàng hóa thông thường và sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở, tuân thủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Do vậy, khi kinh doanh thương mại thì doanh nghiệp nên căn cứ theo Quyết định 1444/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 29/3/2020 về việc hướng dẫn tạm thời về lựa chọn và sử dụng khẩu trang trong phòng chống dịch Covid – 19 để thực hiện kiểm định các chỉ tiêu công bố tiêu chuẩn cơ sở hay làm chứng nhận Hợp quy cho mặt mặt khẩu trang theo QCVN01:2017/BCT hay làm theo quyết định 870 đối với khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn.
Hoặc Đối với khẩu trang kháng khuẩn và khẩu trang y tế cần nhãn CE khi xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh, EU đã có thông báo nới lỏng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế.

Chi tiết xem tại: https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/en/ip_20_502

Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.

Bởi lẽ khẩu trang là một sản phẩm đơn giản, nhưng không có nghĩa là đòi hỏi chất lượng thấp. Mà ngược lại, đây là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đường thở nên đòi hỏi chất lượng phải cao hơn cả sản phẩm dệt may thông thường.



“Các doanh nghiệp cần quan tâm đảm bảo chất lượng trong quá trình lựa chọn nguyên liệu, tổ chức sản xuất và làm thử nghiệm, xin giấy chứng nhận ở các tổ chức đánh giá có uy tín để đảm bảo khẩu trang được người dùng trong và ngoài nước chấp nhận.

Vậy nên, nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn hoặc báo giá tốt nhất cho các mục đích liên quan hàng dệt may như:

Cấp phép CR : Lô hàng cấp Chứng nhận Hợp quy theo Thông tư 21 – Kiểm định Formaldehyt và Azo

Cấp phép CE : Lô hàng xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang kháng khuẩn và khẩu trang y tế cần nhãn CE khi xuất khẩu vào thị trường EU: Phải xin cấp phép Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu.

Cấp phép CFS : Lô hàng xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) khi xuất khẩu

Cấp khuyến nghị áp mã HS : Lô hàng vải nguyên liệu để kiểm định giám định chất lượng sản phẩm để khuyến nghị mã HS của hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Cấp kết quả kiểm nghiệm TEST mẫu : Lô hàng nguyên liệu sản xuất để kiểm tra giám định hàng tiêu dùng về mức giới hạn của các chỉ tiêu cơ lý, hóa học, vi sinh, phương pháp thử…cho mục đích chào hàng, đấu thầu, mua bán giữa các bên.

Mọi thông tin xin liên hệ hotline 0904 676 796 hoặc email: hopquydetmay@gmail.com để được sẵn sàng hỗ trợ và tư miễn phí, chuyên sâu đối với các vấn đề pháp lý liên quan hợp quy sản phẩm dệt may về các phương thức chứng nhận hợp quy sao cho phù hợp với chi phí tốt nhất.

Dịch vụ công bố hợp quy sản phẩm và các dịch vụ liên quan hàng dệt may đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

• Hotline: 0904 676 796 / Mr Nghĩa ( Hỗ trợ dịch vụ khách hàng Dệt may trên toàn quốc)
 

Đính kèm

  • VB_07-2018-TT-BTC.pdf
    65.3 KB · Lượt xem: 0
  • QD 870 (1).jpg
    QD 870 (1).jpg
    652.8 KB · Lượt xem: 163
  • QD 1444.jpg
    QD 1444.jpg
    635.1 KB · Lượt xem: 193

Thành viên trực tuyến

Top