Rủi ro từ các nhầm lẫn trong Incoterms

Bài viết
1
Reaction score
0
Trong incoterms 2010, bao gồm 11 điều khoản, trong từng điều kiện sẽ có những điều khoản trùng lắp nhau, dẫn đến nhiều nhà xuất nhập khẩu bị lẫn lộn hoặc hiểu sai. Điều này dẫn đến việc xảy ra tranh chấp giữa các bên, đồng thời diễn ra các rủi ro không đáng có.

Các rủi ro từ các nhầm lẫn trong Incoterms có thể kể đến:

Việc nhầm lẫn hay hiểu sai sẽ khiến người bán không thể xuất trình đúng các loại chứng từ cần thiết về hàng hóa theo đúng quy định. Điều này khiến người bán có thể không lấy được tiền hàng hóa. Phải bằng kinh nghiệm và kiến thức các bên phải xác định một cách rõ ràng về các quy định và thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Các doanh nghiệp thường không nắm chắc quy tắc nào trong Incoterms 2010 là phù hợp với hàng rời có khối lượng lớn, hay hàng nào thì hợp với vận chuyển hàng bằng container. Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng container thì không thích hợp để áp dụng các điều kiện FAS, FOB, FCR và CIF. Vì người vận tải là người chịu trách nhiệm về việc chuyển hàng từ ICD đến cảng để xếp hàng lên tàu. Tại đây, rủi ro mà người bán đảm nhận sẽ chuyển sang cho người mua tại ICD khi bên vận chuyển nhận hàng chứ không phải tại boong tàu như quy định trong các điều kiện FOB, FCR và CIF hay là quy định tại dọc mạn tàu như trong điều kiện FAS.

Tương tự, hiệu lực hợp đồng bảo hiểm cũng chuyển giao rủi ro cho người mua từ khi bên vận tải nhận hàng từ ICD. Nhưng một số doanh nghiệp vận chuyên bằng container không nắm rõ quy định, và người mua yêu cầu người bán phải lo cả vận tải và bảo hiểm, điều này tương ứng phải ký hợp đồng CIP nhưng lại tuân theo quy tắc cũ ký CIF. Do vậy, nếu vận chuyển từ ICD sang Terminal mà xảy ra rủi ro gì thì bên bảo hiểm sẽ từ chối trách nhiệm, điều đó tương ứng người bán phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người mua. tin học văn phòng là gì

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường mặc định điều kiện FOB trong xuất khẩu và điều kiện CFR hay CIF trong nhập khẩu. Nhìn qua thì trách nhiệm thuộc về bên nước ngoài xuất nhập khẩu hàng hóa với bên mình, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa mình nhường cho họ hưởng chênh lệch về cước phí bảo hiểm và vận tải. Và DN trong nước không thể lường trước, không quy định trước các chế tài trong hợp đồng, thì khi giá thị trường xuống, người mua FOB không điều tàu đến lấy hàng thì ta sẽ không có chứng từ để xuất trình thanh toán. Hay ngược lại khi giá lên, người bán CFR hay CIF sẽ bán hàng cho người khác để kiếm lãi cao hơn. lớp học kỹ năng giao tiếp

Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay người sử dụng trực tiếp các điều kiện thương mại không nên chỉ giới hạn sử dụng 1 hay 2 điều kiện thương mại mà cần linh hoạt tất cả 11 điều kiện để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt doanh nghiệp nên thay thế FCA, CPT, CIP bằng FAS/FOB, CFR, CIF khi vận chuyển hàng hóa bằng container hoặc khi sử dụng phương thức vận tải khác đường biển để không gặp phải rủi ro liên quan đến pháp lý.
 

Thành viên trực tuyến

Top