Trần Tú Anh
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền.
Thông thường trong xuất nhập khẩu, hối phiếu là do bên bán ký phát đòi tiền bên mua hoặc ngân hàng mở L/C. Chắc hẳn nhiều bạn khi học xuất nhập khẩu thấy mơ hồ về sự xuất hiện của Hối phiếu trong nghiệp vụ thanh toán. Khi thực hiện nhờ thu hoặc thanh toán L/C, bản thân ngân hàng đã giữ bộ chứng từ để buộc người nhập khẩu phải thanh toán thì mới được nhận hàng. Vậy có cần thiết phải có Hối phiếu gửi kèm bộ chứng từ nữa hay không?
Thực chất, Hối phiếu là một phương tiện thanh toán (một tờ giấy có giá trị tương đương tiền mặt). Hối phiếu là tờ giấy "xác nhận món nợ" của bên mua đối với bên bán, sau khi nó xác nhận món nợ đó, nó sẽ hoạt động "như một tờ tiền" có giá trị bằng đúng số tiền mà bên mua phải trả và bắt đầu "lưu thông trên thị trường" một cách riêng rẽ (không bị ràng buộc bởi thương vụ phát sinh ra nó). Việc tờ hối phiếu có khả năng lưu thông riêng rẽ này chính là lý do nó được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Cụ thể, bên xuất khẩu sau khi giao hàng mà chưa thu được tiền ngay từ bên nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C thì có thể sử dụng Hối phiếu để chiết khẩu, chuyển nhượng để có được nguồn tiền bổ sung kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
1.Các bên tham gia Hối phiếu
(1) Người ký phát hối phiếu (drawer): Là người xuất khẩu
(2) Người ký phát - người trả tiền (drawee): Là người nhập khẩu hàng hay có trách nhiệm trả tiền
(3) Người hưởng lợi (bereficiary): Là người nhận thanh toán số tiền đó
(4) Người chấp nhận (acceptor): Là người bị ký phát chấp nhận hối phiếu kỳ hạn và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn
(5) Người chuyển nhượng (endorser): Là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu
(6) Người cầm phiếu (hokder hoặc bearer): Là người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền.
2. Phân loại hối phiếu
(1) Hối phiếu đích danh (nominal draft): Tên của người được hưởng lợi ghi trên mặt trước tờ hối phiếu đó
(2) Hối phiếu theo lệnh (to order draft): Người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu
(3) Hối phiếu trả tiền ngay (Sight draft): Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình phải lập tức trả tiền ngay.
(4) Hối phiếu có kỳ hạn (usance draft): Sau một thời hạn nhất định (thường lớn hơn 7 ngày) kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc ngày chấp nhận hối phiếu, người trả tiền phải thanh toán tiền trên hối phiếu.
(5) Hối phiếu trơn (Clean of exchange): Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này không kèm theo chứng từ thương mại
(6) Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill exchange): Là loại hối phiếu được gửi kèm theo chứng từ thương mại đến người phải trả tiền.
Để hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo và học xuất nhập khẩu được cập nhật hằng ngày trên diễn đàn xuất nhập khẩu - logistics này.
Thông thường trong xuất nhập khẩu, hối phiếu là do bên bán ký phát đòi tiền bên mua hoặc ngân hàng mở L/C. Chắc hẳn nhiều bạn khi học xuất nhập khẩu thấy mơ hồ về sự xuất hiện của Hối phiếu trong nghiệp vụ thanh toán. Khi thực hiện nhờ thu hoặc thanh toán L/C, bản thân ngân hàng đã giữ bộ chứng từ để buộc người nhập khẩu phải thanh toán thì mới được nhận hàng. Vậy có cần thiết phải có Hối phiếu gửi kèm bộ chứng từ nữa hay không?
Thực chất, Hối phiếu là một phương tiện thanh toán (một tờ giấy có giá trị tương đương tiền mặt). Hối phiếu là tờ giấy "xác nhận món nợ" của bên mua đối với bên bán, sau khi nó xác nhận món nợ đó, nó sẽ hoạt động "như một tờ tiền" có giá trị bằng đúng số tiền mà bên mua phải trả và bắt đầu "lưu thông trên thị trường" một cách riêng rẽ (không bị ràng buộc bởi thương vụ phát sinh ra nó). Việc tờ hối phiếu có khả năng lưu thông riêng rẽ này chính là lý do nó được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Cụ thể, bên xuất khẩu sau khi giao hàng mà chưa thu được tiền ngay từ bên nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C thì có thể sử dụng Hối phiếu để chiết khẩu, chuyển nhượng để có được nguồn tiền bổ sung kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
1.Các bên tham gia Hối phiếu
(1) Người ký phát hối phiếu (drawer): Là người xuất khẩu
(2) Người ký phát - người trả tiền (drawee): Là người nhập khẩu hàng hay có trách nhiệm trả tiền
(3) Người hưởng lợi (bereficiary): Là người nhận thanh toán số tiền đó
(4) Người chấp nhận (acceptor): Là người bị ký phát chấp nhận hối phiếu kỳ hạn và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn
(5) Người chuyển nhượng (endorser): Là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu
(6) Người cầm phiếu (hokder hoặc bearer): Là người có quyền nhận hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền.
2. Phân loại hối phiếu
(1) Hối phiếu đích danh (nominal draft): Tên của người được hưởng lợi ghi trên mặt trước tờ hối phiếu đó
(2) Hối phiếu theo lệnh (to order draft): Người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu
(3) Hối phiếu trả tiền ngay (Sight draft): Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình phải lập tức trả tiền ngay.
(4) Hối phiếu có kỳ hạn (usance draft): Sau một thời hạn nhất định (thường lớn hơn 7 ngày) kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc ngày chấp nhận hối phiếu, người trả tiền phải thanh toán tiền trên hối phiếu.
(5) Hối phiếu trơn (Clean of exchange): Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này không kèm theo chứng từ thương mại
(6) Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill exchange): Là loại hối phiếu được gửi kèm theo chứng từ thương mại đến người phải trả tiền.
Để hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo và học xuất nhập khẩu được cập nhật hằng ngày trên diễn đàn xuất nhập khẩu - logistics này.
Sửa lần cuối:
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới