Nguyễn Ngọc Thanh Thư
New member
- Bài viết
- 2
- Reaction score
- 0
Hiện nay, Hải quan đẩy mạnh Tăng cường giám sát hải quan qua cửa khẩu đường bộ, ngăn ngừa buôn lậu, kiểm soát hải quan thông qua việc phân tích các thông tin bản lược khai và đối chiếu với thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại qua các cửa khẩu biên giới đường bộ.
Tăng cường giám sát hải quan nhắm ngăn chặn buôn lậu lợi dụng chính sách
Theo đánh giá của Cục Giám sát quản lý về hải quan, quá trình triển khai thực thi nhiệm vụ giám sát, kiểm soát việc xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, cơ quan Hải quan đã phát hiện có tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng, tạo thuận lợi để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Đáng chú ý, có hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng việc tạo thuận lợi của cơ quan Hải quan như việc được phép khai báo trước và tờ khai hải quan có giá trị 15 ngày kể từ ngày mở tờ khai, cùng với việc trả kết quả phân luồng tờ khai ngay sau khi khai báo để thực hiện hành vi gian lận. Nếu hàng hóa luồng Xanh doanh nghiệp sẽ lợi dụng thực hiện hành vi vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hoá không đúng với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan. Nếu hàng hoá luồng Đỏ doanh nghiệp thực hiện xếp hàng hoá đúng như khai báo hoặc thực hiện huỷ tờ khai để đối phó với cơ quan Hải quan.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng lợi dụng việc không phải khai báo thông tin trước về hàng hóa để tập kết hàng hóa tại cửa khẩu biên giới đường bộ, chờ vận chuyển trái phép, thẩm lậu vào nội địa; nhập khẩu hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan như chủng loại, số lượng, trị giá… Hay lợi dụng sự thông thoáng trong cơ chế quản lý đối với các loại hình quá cảnh, kinh doanh tạm nhập tái xuất để thực hiện việc tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba rồi nhưng sau đó quay trở lại thẩm lậu vào nội địa...
>>>> Tham khảo thêm: Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
Từ những phân tích các thủ đoạn trên cũng như thực tiễn quá trình triển khai thực thi nhiệm vụ giám sát, kiểm soát việc xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về thuế và các quy định khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực kiểm tra, kiểm soát hải quan.
Ngoài ra, cục hải quan các tỉnh, thành phố có cửa khẩu biên giới đường bộ, đường thủy nội địa chỉ đạo chi cục hải quan cửa khẩu yêu cầu chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền thông báo cho cơ quan Hải quan thông tin về phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam với một số thông tin chính: tên hàng hoá, số lượng, trọng lượng...
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan nhấn mạnh quan điểm, cơ quan Hải quan không giải quyết cho phương tiện vận tải, hàng hóa đưa vào khu vực cửa khẩu nếu chưa có đầy đủ các thông tin về phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu tại Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định tại các Điều 66, 69 Luật Hải quan. Đồng thời áp dụng tiêu chí phân luồng kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ kiểm tra 100%) đối với hàng bách hóa, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo loại hình A11, A12. Thực hiện chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các trường hợp: có dấu hiệu nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; có dấu hiệu gian lận về chủng loại, chất lượng, số lượng, trọng lượng, mã số, trị giá, xuất xứ, sở hữu trí tuệ; giá trị hàng hóa, số tiền thuế phải nộp không phù hợp với trọng lượng, chủng loại; lô hàng có nhiều chủng loại, nhưng mục đích sử dụng khác nhau; trọng lượng hàng hóa khai trên tờ khai hải quan ít hơn so với sức chứa của container tiêu chuẩn hoặc tải trọng của phương tiện vận tải.
Tiếp tục thắt chặt quản lý từ công tác giám sát hải quan, kiểm soát hải quan
Với việc thực hiện một loạt các biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua việc phân tích các thông tin bản lược khai và đối chiếu với thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại qua các cửa khẩu biên giới đường bộ.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt?
Các giải pháp trên đã bước đầu ngăn chặn tình trạng trốn giấy phép quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh có giấy phép. Hay cơ quan Hải quan cũng phát hiện một số lô hàng có dấu hiệu vi phạm và thực hiện kiểm tra thực tế 100% tại cửa khẩu nhập, sau khi kiểm tra thực hiện gắn seal định vị. Theo đó, số lượng seal định vị được sử dụng để giám sát hàng hóa tăng lên đáng kể tại các đơn vị Hải quan địa phương, đến nay đã có 6.015 lượt seal định vị được sử dụng.
Đặc biệt, cơ quan Hải quan đã phát hiện có dấu hiệu các đối tượng buôn lậu chuyển hướng khai báo các lô hàng nghi vấn từ cơ quan Hải quan cửa khẩu về cơ quan Hải quan trong nội địa…
Trước tình hình thực tế hiện nay, cũng như qua việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm đòi hỏi các đơn vị hải quan cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị trong việc giám sát, quản lý các khâu nghiệp vụ; xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cấp trong việc thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan...
Đối với hàng hóa quá cảnh, kinh doanh tạm nhập - tái xuất, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện phân tích thông tin hàng hóa quá cảnh, phát hiện lô hàng có dấu hiệu cất giấu hàng cấm, hàng quá cảnh phải có giấy phép nhưng không có giấy phép, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không khai báo và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ 100%). Lô hàng phải được thực hiện gắn seal định vị điện tử để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
Nguồn: Hải quan
Tăng cường giám sát hải quan nhắm ngăn chặn buôn lậu lợi dụng chính sách
Theo đánh giá của Cục Giám sát quản lý về hải quan, quá trình triển khai thực thi nhiệm vụ giám sát, kiểm soát việc xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, cơ quan Hải quan đã phát hiện có tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng, tạo thuận lợi để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Đáng chú ý, có hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng việc tạo thuận lợi của cơ quan Hải quan như việc được phép khai báo trước và tờ khai hải quan có giá trị 15 ngày kể từ ngày mở tờ khai, cùng với việc trả kết quả phân luồng tờ khai ngay sau khi khai báo để thực hiện hành vi gian lận. Nếu hàng hóa luồng Xanh doanh nghiệp sẽ lợi dụng thực hiện hành vi vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hoá không đúng với nội dung khai báo trên tờ khai hải quan. Nếu hàng hoá luồng Đỏ doanh nghiệp thực hiện xếp hàng hoá đúng như khai báo hoặc thực hiện huỷ tờ khai để đối phó với cơ quan Hải quan.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng lợi dụng việc không phải khai báo thông tin trước về hàng hóa để tập kết hàng hóa tại cửa khẩu biên giới đường bộ, chờ vận chuyển trái phép, thẩm lậu vào nội địa; nhập khẩu hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan như chủng loại, số lượng, trị giá… Hay lợi dụng sự thông thoáng trong cơ chế quản lý đối với các loại hình quá cảnh, kinh doanh tạm nhập tái xuất để thực hiện việc tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba rồi nhưng sau đó quay trở lại thẩm lậu vào nội địa...
>>>> Tham khảo thêm: Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
Từ những phân tích các thủ đoạn trên cũng như thực tiễn quá trình triển khai thực thi nhiệm vụ giám sát, kiểm soát việc xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về thuế và các quy định khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực kiểm tra, kiểm soát hải quan.
Ngoài ra, cục hải quan các tỉnh, thành phố có cửa khẩu biên giới đường bộ, đường thủy nội địa chỉ đạo chi cục hải quan cửa khẩu yêu cầu chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền thông báo cho cơ quan Hải quan thông tin về phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam với một số thông tin chính: tên hàng hoá, số lượng, trọng lượng...
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan nhấn mạnh quan điểm, cơ quan Hải quan không giải quyết cho phương tiện vận tải, hàng hóa đưa vào khu vực cửa khẩu nếu chưa có đầy đủ các thông tin về phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu tại Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định tại các Điều 66, 69 Luật Hải quan. Đồng thời áp dụng tiêu chí phân luồng kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ kiểm tra 100%) đối với hàng bách hóa, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo loại hình A11, A12. Thực hiện chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các trường hợp: có dấu hiệu nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; có dấu hiệu gian lận về chủng loại, chất lượng, số lượng, trọng lượng, mã số, trị giá, xuất xứ, sở hữu trí tuệ; giá trị hàng hóa, số tiền thuế phải nộp không phù hợp với trọng lượng, chủng loại; lô hàng có nhiều chủng loại, nhưng mục đích sử dụng khác nhau; trọng lượng hàng hóa khai trên tờ khai hải quan ít hơn so với sức chứa của container tiêu chuẩn hoặc tải trọng của phương tiện vận tải.
Tiếp tục thắt chặt quản lý từ công tác giám sát hải quan, kiểm soát hải quan
Với việc thực hiện một loạt các biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua việc phân tích các thông tin bản lược khai và đối chiếu với thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại qua các cửa khẩu biên giới đường bộ.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt?
Các giải pháp trên đã bước đầu ngăn chặn tình trạng trốn giấy phép quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh có giấy phép. Hay cơ quan Hải quan cũng phát hiện một số lô hàng có dấu hiệu vi phạm và thực hiện kiểm tra thực tế 100% tại cửa khẩu nhập, sau khi kiểm tra thực hiện gắn seal định vị. Theo đó, số lượng seal định vị được sử dụng để giám sát hàng hóa tăng lên đáng kể tại các đơn vị Hải quan địa phương, đến nay đã có 6.015 lượt seal định vị được sử dụng.
Đặc biệt, cơ quan Hải quan đã phát hiện có dấu hiệu các đối tượng buôn lậu chuyển hướng khai báo các lô hàng nghi vấn từ cơ quan Hải quan cửa khẩu về cơ quan Hải quan trong nội địa…
Trước tình hình thực tế hiện nay, cũng như qua việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm đòi hỏi các đơn vị hải quan cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị trong việc giám sát, quản lý các khâu nghiệp vụ; xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cấp trong việc thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan...
Đối với hàng hóa quá cảnh, kinh doanh tạm nhập - tái xuất, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện phân tích thông tin hàng hóa quá cảnh, phát hiện lô hàng có dấu hiệu cất giấu hàng cấm, hàng quá cảnh phải có giấy phép nhưng không có giấy phép, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không khai báo và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ 100%). Lô hàng phải được thực hiện gắn seal định vị điện tử để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
Nguồn: Hải quan
Sửa lần cuối:
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới