Thế quyền trong bảo hiểm là gì? Tác dụng và điều kiện để thực hiện thế quyền

Diệu Hòa

New member
Bài viết
2
Reaction score
3
Để giúp các bạn hình dung được thế quyền trong bảo hiểm hàng hóa mình cùng đi trả lời câu hỏi
Thế quyền trong bảo hiểm là gì? Tác dụng và điều kiện để thực hiện thế quyền?


Nguyên tắc thế quyền: Người bảo hiểm sau khi bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm thì có quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi bên có trách nhiệm thứ 3 bồi thường cho mình.

Ví dụ: Giả sử xe ô tô được bảo hiểm của người được bảo hiểm bị một người thứ 3 đâm vào thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường, sau đó công ty bảo hiểm sẽ thay mặt người được bảo hiểm đòi người thứ 3.

Trách nhiệm của người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra là phải bảo lưu quyền khiếu kiện người thứ 3 cho công ty bảo hiểm, có nghĩa là phải cần mẫn hợp lí cung cấp cho công ty bảo hiểm những bằng chứng đi kèm hoặc các thông tin cần thiết để công ty bảo hiểm đòi bồi thường người thứ 3. Nếu người được bảo hiểm không cung cấp các bằng chứng và thông tin thì công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường.

Ví dụ: Khi nhận hàng ở cảng phát hiện thấy hàng bị đổ vỡ thiếu hụt thì phải liên hệ với cảng để tiến hành lập biên bản
(Các bạn tìm hiểu thêm về
+ Tổn thất rõ rệt: tổn thất có thể nhìn thấy được, việc thông báo tổn thất được thực hiện bằng biên bản dỡ hàng do cảng và người nhận lập. Biên bản phải lập trong thời hạn: trước hoặc trong lúc giao hàng (Hague, Hugue – Visby), hoặc không muộn hơn ngày làm việc sau ngày giao hàng (Hamburg)
+ Tổn thất không rõ rệt: thông báo tổn thất bằng Thư dự kháng (Letter of Reservation) cho người chuyên chở trong thời hạn: 3 ngày kể từ ngày giao hàng (Hague, Hague Visby) hoặc 15 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng (Hamburg) ).

Về mặt nguyên tắc: Công ty bảo hiểm chỉ đòi đến số tiền mà công ty đã bỏ ra để bồi thường cho người được bảo hiểm; mọi chi phí phát sinh để đòi người thứ 3 thì công ty bảo hiểm phải tự chịu.

Tác dụng của nguyên tắc thế quyền: Đảm bảo người được bảo hiểm không nhận được bồi thường 2 lần từ 2 phía với cùng một tổn thất è vượt quá giá trị tài sản bị tổn thất; đối với công ty bảo hiểm: bù đắp lại một phần tài chính mà công ty đã bồi thường.

Thực tế: Không phải lúc nào công ty bảo hiểm cũng đòi bồi thường người thứ 3 do chi phí đòi người thứ 3 > số tiền đòi người thứ 3. Do đó các công ty bảo hiểm có chính sách khuyến khích: nhân viên nào đòi bồi thường thì sẽ được trích thưởng một số phần trăm trên số tiền đòi được.

Ví dụ: nhà ông A 200.000 USD. Ông A mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 160.000.
Thợ điện trong quá trình sửa chữa gây cháy nhà toàn bộ.
+ Trường hợp 1: thợ điện bồi thường 200.000 USD => bảo hiểm không bồi thường nữa.
+ Trường hợp 2: công ty bảo hiểm bồi thường cho ông A 160.000 USD đúng với số tiền bảo hiểm. Sau đó công ty bảo hiểm thay mặt ông A chỉ đòi thợ điện 160.000 USD; 40.000 USD còn lại ông A tự đi khiếu kiện anh thợ điện. Nếu thợ điện trả cho công ty bảo hiểm 200.000 USD thì công ty bảo hiểm sẽ trả lại cho ông A 40.000 USD.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top