Hướng dẫn Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Quá Cảnh Thông Qua Hệ Thống ACTS

Trần Quang Đạo

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Hệ thống ACTS là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp do các nước thành viên ASEAN thiết lập và kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN, hỗ trợ cơ quan hải quan các nước thành viên ASEAN tính tiền thuế hải quan, tiền bảo lãnh và trao đổi thông tin thu hồi nợ thuế hải quan trên cơ sở quy định tại Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua hệ thống ACTS

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua hệ thống ACTS căn cứ theo các điều khoản dưới đây được quy định tại Nghị định 46/2020/NĐ-CP của Chính Phủ như sau:

Điều 8. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác

1. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin do Bộ Tài chính ban hành;

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương trong trường hợp pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong hành trình quá cảnh quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp;

c) Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đặt cọc tiền thuế: 01 bản chính.

Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó;

d) Tờ khai xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu: 01 bản chụp.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

Ngoài nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, người khai hải quan thực hiện các trách nhiệm sau:

a) Khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan quá cảnh và gửi kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan;

b) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được;

c) Xuất trình hồ sơ, hàng hóa để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

d) Khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

đ) Trường hợp xảy ra bất thường trong hành trình quá cảnh theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế ngăn ngừa thiệt hại xảy ra và thông báo cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử hải quan.

Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp, người khai hải quan thông báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng nơi bất thường xảy ra để thực hiện xác nhận bất thường theo tình hình thực tế, ký tên, đóng dấu trên TAD và thông báo cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) trong trường hợp thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu:

a) Trường hợp lô hàng không phải kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan điểm đi thực hiện quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này;

b) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, đối chiếu các thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số tham chiếu tờ khai quá cảnh hải quan (sau đây gọi tắt là ARN) với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Trường hợp kết quả kiểm tra đầy đủ, phù hợp thì cơ quan hải quan thực hiện quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này.

Trường hợp kiểm tra kết quả chưa đầy đủ, phù hợp thì Chi cục hải quan điểm đi hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin còn thiếu, chưa đầy đủ thông qua Hệ thống ACTS theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Trường hợp kiểm tra có dấu hiệu nghi vấn, yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, đối chiếu thông tin của tờ khai quá cảnh đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số ARN và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với nội dung khai báo, hồ sơ hải quan thì Chi cục hải quan điểm đi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này.

Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo, hồ sơ hải quan, giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan điểm đi xem xét, quyết định việc tiếp tục thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa có thể được thực hiện tại địa điểm lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Địa điểm lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp là địa điểm đã được doanh nghiệp đăng ký tại văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định này;

d) Thực hiện niêm phong container, cập nhật số niêm phong hải quan hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, người khai hải quan thực hiện cập nhật số niêm phong đặc biệt thông qua Hệ thống ACTS trước khi hàng hóa được phê duyệt vận chuyển quá cảnh;

đ) Phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS;

e) Giao người khai hải quan 01 bản TAD in từ Hệ thống ACTS để sử dụng làm chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh;

g) Theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan bảo lãnh, hải quan cửa khẩu xuất, hải quan nước quá cảnh và hải quan nước đến) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định.

4. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa được thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu:

a) Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên TAD do người khai hải quan xuất trình với thông tin tờ khai quá cảnh hải quan trên Hệ thống ACTS;

b) Kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quá cảnh phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng thì Chi cục hải quan quá cảnh thực hiện lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi nhận kết quả kiểm tra thông quá Hệ thống ACTS.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan quá cảnh căn cứ mức độ vi phạm để xem xét, quyết định việc cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh thì thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được; cập nhật số niêm phong mới hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận thông qua Hệ thống ACTS đồng thời các thông tin này ghi nhận trên TAD.

Trường hợp dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho Chi cục hải quan điểm đi để thực hiện hủy tờ khai theo quy định tại Điều 11 Nghị định này và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục xuất khẩu theo quy định;

c) Xác nhận hàng hóa đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS;

5. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN

1. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin do Bộ Tài chính ban hành;

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa trong trường hợp pháp luật Việt Nam quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa: 01 bản chính;

c) Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính;

d) Giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương trong trường hợp pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong hành trình quá cảnh có quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp;

đ) Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đặt cọc tiền thuế: 01 bản chính.

Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan điểm đi): Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

4. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh): Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này.



Điều 10. Khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan

1. Các trường hợp khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS:

a) Người khai hải quan tự phát hiện sai sót trước thời điểm Chi cục hải quan điểm đi thông báo kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS;

b) Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, phát hiện sai sót và yêu cầu khai bổ sung trước thời điểm phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

Khai bổ sung thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung thông qua Hệ thống ACTS. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan điểm đi:

Tiếp nhận thông tin hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có).

he-thong-acts-vietnam.jpg


Điều 11. Hủy tờ khai quá cảnh hải quan

1. Các trường hợp hủy tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS:

a) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày tờ khai quá cảnh hải quan được cấp số ARN nhưng không xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hoặc lập Biên bản chứng nhận (trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được) hoặc không đưa hàng đến cửa khẩu xuất;

b) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan được Hệ thống ACTS chấp nhận, cấp số ARN nhưng chưa được cơ quan hải quan phê duyệt hàng hóa vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS do Hệ thống ACTS có sự cố;

c) Trường hợp Chi cục hải quan cửa khẩu xuất dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định này;

d) Khai nhiều tờ khai quá cảnh hải quan cho cùng một lô hàng; khai sai các thông tin trong tờ khai quá cảnh hải quan và người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan: Gửi đề nghị hủy tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đi.

3. Trách nhiệm Chi cục hải quan điểm đi:

a) Trong thời hạn 08 giờ làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị hủy của người khai hải quan, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin đề nghị hủy thông qua Hệ thống ACTS, thực hiện hủy và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

b) Hết thời hạn 15 ngày theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này mà người khai hải quan không đề nghị hủy, Chi cục hải quan điểm đi thực hiện hủy tờ khai quá cảnh hải quan và thông báo kết quả xử lý cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

c) Trường hợp người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai quá cảnh hải quan nhưng Chi cục hải quan điểm đi có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng, thì việc cho phép hủy tờ khai quá cảnh hải quan chỉ được thực hiện sau khi cơ quan hải quan xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm (nếu có).

Điều 12. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước ngoài ASEAN

1. Hồ sơ hải quan:

Chứng từ TAD (trường hợp Hệ thống ACTS gặp sự cố thì TAD phải có xác nhận của cơ quan hải quan các nước ASEAN tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh).

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Xuất trình hàng hóa kèm TAD quy định tại khoản 1 Điều này cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập và Chi cục hải quan điểm đích để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Gửi “thông báo hàng đến” cho hải quan điểm đích thông qua Hệ thống ACTS trước khi dỡ hàng hóa. Trường hợp doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, thực hiện gửi “thông báo hàng đến” ngay khi hàng đến trụ sở của doanh nghiệp hoặc địa điểm doanh nghiệp đăng ký;

b) Trường hợp xảy ra bất thường trong hành trình quá cảnh theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế ngăn ngừa thiệt hại xảy ra và thông báo cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp, người khai hải quan thông báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng nơi bất thường xảy ra để thực hiện xác nhận bất thường theo tình hình thực tế, ký tên, đóng dấu trên TAD và thông báo cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định;

c) Lưu giữ TAD đã được cơ quan hải quan điểm đích xác nhận;

d) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa hoặc thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan điểm đích) trong trường hợp thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại cửa khẩu nhập:

a) Tiếp nhận TAD quy định tại khoản 1 Điều này; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm, thực hiện thông quan lô hàng.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm, thực hiện quy định tại điểm b khoản này;

b) Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế.

Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, thông quan lô hàng và gửi thông tin “Kết quả kiểm tra không phát hiện vi phạm” cho cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài thông qua Hệ thống ACTS để kết thúc hành trình quá cảnh.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, gửi yêu cầu xác minh thông qua Hệ thống ACTS đến cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài để làm rõ và chỉ thực hiện thông quan hàng hóa khi thông tin yêu cầu xác minh được làm rõ.

Đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, sau khi nhận được “thông báo hàng đến” của doanh nghiệp thông qua Hệ thống ACTS, Chi cục trưởng Chi cục hải quan điểm đích quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và thông báo cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

c) Cập nhật thông tin ngày hàng đến, gửi thông báo “các kết quả kiểm tra hàng hóa” thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đi chậm nhất trong vòng 02 ngày kể từ khi hàng hóa được xuất trình và gửi “thông báo hàng đến” cho cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài, cơ quan hải quan các nước quá cảnh và cơ quan hải quan điểm đích ban đầu trong trường hợp thay đổi cơ quan hải quan đích thông qua Hệ thống ACTS để kết thúc hành trình quá cảnh;

d) Xác nhận trên TAD về việc lô hàng đã được thông quan theo yêu cầu của người khai hải quan (nếu có);

đ) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa hoặc thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

4. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan quá cảnh) trong trường hợp thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu:

a) Tiếp nhận TAD quy định tại khoản 1 Điều này; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quá cảnh phê duyệt hàng hóa tiếp tục hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng, gửi yêu cầu xác minh thông qua Hệ thống ACTS đến cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài để làm rõ và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản này;

b) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan.

Trường hợp kết quả kiểm tra xác định hàng hóa không thuộc trường hợp được làm thủ tục quá cảnh thông qua hệ thống ACTS tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì yêu cầu người khai hải quan kết thúc thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS tại cửa khẩu.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phê duyệt hàng hóa được tiếp tục vận chuyển quá cảnh đến điểm đích thông qua Hệ thống ACTS; cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, gửi yêu cầu xác minh thông qua Hệ thống ACTS đến cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài để làm rõ và chỉ thực hiện phê duyệt hàng hóa được tiếp tục vận chuyển quá cảnh đến điểm đích thông qua Hệ thống ACTS khi thông tin yêu cầu xác minh được làm rõ. Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ thông qua Hệ thống ACTS; trường hợp thông tin xác minh không phù hợp, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế, thực hiện các công việc quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều này và kết thúc thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS;

d) Xác nhận hàng hóa qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.

5. Trách nhiệm của Chi cục hải quan điểm đích trong trường hợp thủ tục quá cảnh kết thúc tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 13. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN khác

1. Hồ sơ hải quan:

a) Chứng từ TAD (trường hợp Hệ thống ACTS gặp sự cố thì phải có xác nhận của cơ quan hải quan các nước ASEAN tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh);

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa trong trường hợp pháp luật Việt Nam quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa: 01 bản chính;

c) Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Xuất trình hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 Điều này và hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

b) Trường hợp xảy ra bất thường trong hành trình quá cảnh quy định theo tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế ngăn ngừa thiệt hại xảy ra và thông báo cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp, người khai hải quan thông báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng nơi bất thường xảy ra để thực hiện xác nhận bất thường theo tình hình thực tế, ký tên, đóng dấu trên TAD và thông báo cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan quá cảnh):

a) Tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm, thực hiện phê duyệt hàng hóa tiếp tục hành trình quá cảnh.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm, thực hiện quy định tại điểm b khoản này;

b) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, về nguyên trạng của hàng hóa, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh đến điểm đích thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan quá cảnh căn cứ mức độ vi phạm để xem xét, quyết định việc cho phép tiếp tục vận chuyển hàng hóa quá cảnh đến điểm đích thông qua Hệ thống ACTS hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS, cập nhật kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh, thực hiện niêm phong hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra thực tế, ghi nhận trên TAD và cập nhật số niêm phong mới thông qua Hệ thống ACTS.

Thực hiện thông báo cho hải quan điểm đi ở nước ngoài về việc dừng làm thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam.

c) Theo dõi, phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định;

d) Xác nhận hàng hóa quá cảnh qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.

4. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh):

a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này;

b) Theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan bảo lãnh, hải quan cửa khẩu nhập, hải quan nước quá cảnh và hải quan nước đến) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định;

c) Xác nhận hàng hóa qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.

Điều 14. Thủ tục xác minh việc kết thúc hoạt động quá cảnh

1. Các trường hợp phải xác minh:

a) Cơ quan hải quan điểm đi không nhận được “thông báo hàng đến” từ cơ quan hải quan điểm đích thông qua Hệ thống ACTS trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải hoàn thành thủ tục quá cảnh do Hệ thống ACTS xác định;

b) Cơ quan hải quan điểm đi không nhận được xác nhận “các kết quả kiểm tra” từ cơ quan hải quan điểm đích trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được “thông báo hàng đến” của cơ quan hải quan điểm đích.

2. Thủ tục xác minh việc hoàn thành hoạt động quá cảnh:

a) Cơ quan hải quan điểm đi gửi yêu cầu thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đích để xác nhận tình trạng hàng hóa.

Cơ quan hải quan điểm đích thực hiện xác nhận “thông báo hàng đến” và “các kết quả kiểm tra” thông qua Hệ thống ACTS trong trường hàng hóa quá cảnh hoàn thành theo đúng quy định;

b) Trường hợp cơ quan hải quan điểm đích xác nhận hàng hóa không đến đích, cơ quan hải quan điểm đi gửi văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đề nghị người khai hải quan cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa đã được hoàn thành thủ tục hải quan ACTS theo đúng quy định trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan điểm đi có văn bản đề nghị;

c) Sau khi kết thúc việc xác minh nếu có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS theo quy định, cơ quan hải quan điểm đi thông báo thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đích và cơ quan hải quan điểm đích ban đầu trong trường hợp thay đổi cơ quan hải quan điểm đích của hành trình quá cảnh;

d) Trường hợp người khai hải quan không cung cấp được hồ sơ, chứng từ chứng minh hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan ACTS theo quy định, cơ quan hải quan điểm đi gửi văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đề nghị cơ quan hải quan tại quốc gia cuối cùng mà hàng hóa quá cảnh được đặt dưới sự giám sát hải quan thông qua Hệ thống ACTS xác minh tình trạng của hàng hóa quá cảnh.

Trường hợp cơ quan hải quan tại quốc gia cuối cùng mà hàng hóa quá cảnh được đặt dưới sự giám sát hải quan xác nhận hàng hóa đã kết thúc hành trình quá cảnh thì cơ quan này thực hiện xác nhận “thông báo hàng đến” và “các kết quả kiểm tra” thông qua Hệ thống ACTS;

đ) Trường hợp không đủ cơ sở chứng minh hoạt động quá cảnh đã được hoàn thành thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS, hoặc cơ quan hải quan điểm đích, cơ quan hải quan quá cảnh xác nhận hoạt động quá cảnh không hoàn thành theo quy định thì cơ quan hải quan điểm đi thực hiện thu hồi và hỗ trợ thu hồi nợ thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Điều 15. Giám sát hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS

1. Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong theo quy định trừ trường hợp hàng hóa không thể niêm phong (hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh) cơ quan hải quan điểm đi căn cứ biên bản chứng nhận để ghi nhận thông tin về hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

2. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa của Thủ tướng Chính phủ, được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bởi công chức hải quan.

Điều 16. Niêm phong hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS

1. Niêm phong hải quan:

Hàng hóa quả cảnh phải được niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt (đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên), trừ các trường hợp hàng hóa không thể niêm phong hải quan (hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh).

2. Niêm phong đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên thông qua Hệ thống ACTS nếu đáp ứng các điều kiện kỹ thuật sau:

a) Đảm bảo an toàn trong điều kiện sử dụng thông thường;

b) Dễ kiểm tra và dễ nhận dạng;

c) Bất cứ hoạt động nào nhằm phá vỡ và dịch chuyển đều để lại dấu vết có thể nhìn được bằng mắt thường;

d) Thiết kế chỉ để sử dụng 01 lần; đối với niêm phong đặc biệt có thiết kế sử dụng nhiều lần thì phải thể hiện được dấu hiệu nhận dạng qua mỗi lần sử dụng;

đ) Có dấu hiệu nhận dạng và các dấu hiệu nhận dạng này không thể giả mạo và khó tái tạo;

e) Chất liệu được sử dụng làm niêm phong phải có khả năng chịu được những va đập tự nhiên và có khả năng chống làm giả và chống tái sử dụng;

g) Đối với niêm phong điện tử (sử dụng chíp điện tử): khi kích hoạt nếu có hành động phá hỏng thì niêm phong điện tử này phải tự động truyền được tín hiệu thông qua vệ tinh và gửi thông tin cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp biết được thông tin về phương tiện vận chuyển, hàng hóa chứa trong phương tiện vận chuyển đó (bao gồm cả thông tin về vị trí phương tiện);

h) Niêm phong đặc biệt (đã được cơ quan hải quan chấp nhận khi đăng ký doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên và được cập nhật số niêm phong đặc biệt thông qua hệ thống dữ liệu điện tử) phải đảm bảo được công tác giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

Trường hợp thay đổi số niêm phong đặc biệt đã đăng ký hoặc đăng ký bổ sung niêm phong đặc biệt, doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên gửi danh sách số niêm phong đặc biệt bổ sung theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành cho Tổng cục Hải quan để cập nhật trên hệ thống dữ liệu điện tử trước khi sử dụng.

Cơ quan hải quan kiểm tra thông tin và cập nhật thông qua hệ thống dữ liệu điện tử số niêm phong đặc biệt thay đổi, bổ sung trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được danh sách số niêm phong đặc biệt thay đổi, bổ sung.

Điều 17. Thủ tục dự phòng trong trường hợp Hệ thống ACTS không hoạt động (thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng)

1. Thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS được áp dụng thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng trong các trường hợp sau:

a) Hệ thống điện tử tại một trong các cơ quan hải quan trong hành trình quá cảnh không hoạt động;

b) Hệ thống khai báo điện tử của người khai hải quan không hoạt động;

c) Toàn bộ hay một phần Hệ thống ACTS kết nối điện tử giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan không hoạt động.

Người khai hải quan có thể lựa chọn thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành tại nước đi hoặc chờ Hệ thống ACTS hoạt động trở lại để tiếp tục thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

Người khai hải quan cần liên hệ bộ phận hỗ trợ Hệ thống ACTS tại cơ quan hải quan mà hoạt động quá cảnh đang diễn ra để được tư vấn.

2. Cơ quan hải quan điểm đi chỉ được áp dụng thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng khi TAD đã được phê duyệt thông qua Hệ thống ACTS và TAD đã được in ra từ Hệ thống ACTS.

3. Thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng tại Chi cục hải quan quá cảnh:

a) Người khai hải quan xuất trình hàng hóa kèm theo TAD và hồ sơ liên quan cho Chi cục hải quan quá cảnh;

b) Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh;

c) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này phù hợp, Chi cục hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để tiếp tục hành trình quá cảnh;

d) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này không phù hợp, Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ mức độ không phù hợp để xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan kiểm tra thông tin trên chứng từ TAD và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo thì Chi cục hải quan thực hiện quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo trên TAD, giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ thực tế kết quả kiểm tra để xem xét, quyết định việc tiếp tục thủ tục quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh.

Thực hiện niêm phong hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra thực tế trong trường hợp hàng hóa được phép tiếp tục vận chuyển đến điểm đích và cập nhật số niêm phong mới vào bản chính TAD.

4. Thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng tại cơ quan hải quan điểm đích:

a) Người vận chuyển phải xuất trình hàng hóa kèm theo TAD (bản chính) cho cơ quan hải quan;

b) Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh;

c) Nếu kết quả kiểm tra quy định tại điểm b khoản này phù hợp, cơ quan hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để kết thúc hành trình quá cảnh và thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN);

d) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này không phù hợp, Chi cục hải quan căn cứ mức độ không phù hợp để xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan kiểm tra thông tin trên TAD và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo thì Chi cục hải quan thực hiện quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo trên TAD thì thực hiện xử lý vi phạm và giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ thực tế kết quả kiểm tra để xem xét, quyết định cho phép thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN).

5. Trường hợp doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, cơ quan hải quan quá cảnh, cơ quan hải quan điểm đích phải thông báo cho người khai hải quan về việc hệ thống không hoạt động, để yêu cầu người khai hải quan thực hiện thủ tục quá cảnh theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

6. Ngay sau khi Hệ thống ACTS hoạt động trở lại, cơ quan hải quan quá cảnh, điểm đích phải cập nhật các thông tin trên TAD: kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, tình trạng niêm phong, số niêm phong (nếu có) vào Hệ thống ACTS.

Cơ quan hải quan điểm đích phải gửi “thông báo hàng đến” và “các kết quả kiểm tra” cho cơ quan hải quan nơi đi để xác nhận kết thúc hoạt động quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top