Mai Thị Hồng Liễu
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Thủ tục hải quan đối với loại hình hàng hóa nhập khẩu gia công được áp dụng đối với các loại hàng hóa được quy định dưới đây:
1. Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công
Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
- Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công;
- Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;
- Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công;
- Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;
- Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không sử dụng phải tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định.
- Sản phẩm gia công xuất khẩu.
Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
2. Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu gia công
Thủ tục hải quan đối với loại hình hàng hóa nhập khẩu gia công được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thông báo hợp đồng gia công
Thương nhân gia công thông báo hợp đồng gia công cho công chức hải quan, hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công; cấp số tiếp nhận hợp đồng gia công, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận.
Bước 2: Khai báo định mức
Định mức gia công gồm:
- Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
- Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
- Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thương nhân gia công thông báo định mức, mã nguyên liệu, vật tư đính kèm thông số kỹ thuật sản phẩm; lưu định mức, sơ đồ thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất.
Công chức hải quan tiếp nhận thông báo định mức, lưu định mức cùng hồ sơ hải quan, kiểm tra định kỳ, đột xuất định mức do thương nhân thông báo.
Bước 3: Nhập khẩu nguyên liệu
Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bước 4: Xuất khẩu thành phẩm
Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bước 5: Thanh khoản hợp đồng gia công
Thương nhân gia công nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đúng quy định, gồm:
- Đơn đề nghị thanh khoản.
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công.
Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ thanh khoản; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, đồng bộ của hồ sơ thanh khoản. Trình Chi cục trưởng ra quyết định thanh khoản hợp đồng gia công.
Bước 6: Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm
Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc.
- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm.
- Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
Các hình thức xử lý:
- Bán tại thị trường Việt Nam;
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
- Biếu, tặng tại Việt Nam;
- Tiêu huỷ tại Việt Nam.
Bước 7: Báo cáo quyết toán
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.
- Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của Doanh nghiệp.
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;
- Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
- Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
1. Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công
Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
- Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công;
- Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;
- Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công;
- Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;
- Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không sử dụng phải tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định.
- Sản phẩm gia công xuất khẩu.
Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
2. Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu gia công
Thủ tục hải quan đối với loại hình hàng hóa nhập khẩu gia công được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thông báo hợp đồng gia công
Thương nhân gia công thông báo hợp đồng gia công cho công chức hải quan, hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công; cấp số tiếp nhận hợp đồng gia công, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận.
Bước 2: Khai báo định mức
Định mức gia công gồm:
- Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
- Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
- Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thương nhân gia công thông báo định mức, mã nguyên liệu, vật tư đính kèm thông số kỹ thuật sản phẩm; lưu định mức, sơ đồ thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất.
Công chức hải quan tiếp nhận thông báo định mức, lưu định mức cùng hồ sơ hải quan, kiểm tra định kỳ, đột xuất định mức do thương nhân thông báo.
Bước 3: Nhập khẩu nguyên liệu
Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bước 4: Xuất khẩu thành phẩm
Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bước 5: Thanh khoản hợp đồng gia công
Thương nhân gia công nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đúng quy định, gồm:
- Đơn đề nghị thanh khoản.
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công.
Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ thanh khoản; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, đồng bộ của hồ sơ thanh khoản. Trình Chi cục trưởng ra quyết định thanh khoản hợp đồng gia công.
Bước 6: Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm
Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc.
- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm.
- Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
Các hình thức xử lý:
- Bán tại thị trường Việt Nam;
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
- Biếu, tặng tại Việt Nam;
- Tiêu huỷ tại Việt Nam.
Bước 7: Báo cáo quyết toán
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.
- Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của Doanh nghiệp.
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng;
- Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
- Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới