Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản

minhminh13

New member
Bài viết
7
Reaction score
0
nông sản.jpg
I. Về điều kiện tham gia hoạt động xuất khẩu
Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” về Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, thì trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân (gồm các tổ chức, cá nhân) được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11

- “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

- Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT thì cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường

Như vậy, để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu, bạn đọc phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT

II. Về thủ tục xuất khẩu
quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” (đối với thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan điện tử dối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại” (đối với thủ tục hải quan điện tử).

III. Về thuế
Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Bạn đọc có thể tham khảo gợi ý về mã số HS như sau

Nghệ: tham khảo nhóm 09.10 “Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), lá húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác”;

Hạt tiêu: tham khảo nhóm 09.04 “Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta,khô, xay hoặc nghiền.”

Hành, tỏi: tham khảo nhóm 07.03 “Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh.” (ở dạng tươi hoặc ướp lạnh) hoặc nhóm 07.12 “Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm” (ở dạng khô)

Quế: tham khảo nhóm 09.06 “Quế và hoa quế

Hạt điều: tham khảo nhóm 08.01 “Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.” (chưa qua chế biến) hoặc nhóm 20.08 “Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.” (đã qua chế biến)

Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính

- Các mặt hàng thuộc nhóm 08.01 có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%

- Các mặt hàng thuộc các nhóm 09.04, 09.06, 09.10, 07.03, 07.12, 20.08 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”
 
Về mã loại hình xuất nhập khẩu
Căn cứ hướng dẫn tại công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan thì:
+ Khi nhập khẩu hạt giống: Công ty nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nộp thuế A12
+ Khi xuất khẩu sản phẩm: Công ty xuất khẩu theo loại hình xuất kinh doanh B11
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top