ozfreight.com
Member
- Bài viết
- 70
- Reaction score
- 0
Các loại hộp xốp vốn là loại bao bì quen thuộc trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo về việc sử dụng hộp xốp đựng thức ăn nóng và dầu mỡ có nguy cơ sinh độc tố gây hại cho gan, gây ung thư.
Tại một số nước trên thế giới các hộp xốp đã được thay thế bằng nguồn vật liệu mới, hộp đựng thực phẩm làm từ bã mía. Nhìn bằng mắt thường những chiếc hộp này chẳng khác gì hộp xốp thông thường cả, duy chỉ có điều màu sắc đậm hơn do không sử dụng chất tẩy trắng. Vậy thủ tục nhập khẩu hộp làm từ bã mía thế nào? Hãy cũng thutucxuatnhapkhau.com đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!
1) Về chính sách mặt hàng
Để nhập khẩu mặt hàng hộp đựng làm từ bã mía, yêu cầu phải là hàng mới 100%.
Bạn cần đăng ký tự công bố và kiêm tra an toàn thực phẩm.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào các tính chất, thành phần cấu tạo,….của hàng hóa khi nhập khẩu trực tiếp.
Hs code của hộp đựng làm từ bã mía các bạn có thể tham khảo:
Nhóm: 4819:Thùng, hộp, vỏ chứa, túi xách và các loại bao bì đựng khác, bằng giấy, bìa, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo; hộp đựng hồ sơ (files), khay thư, và các vật phẩm tương tự, bằng giấy hoặc bìa dùng cho văn phòng, cửa hàng hoặc những nơi tương tự.
– 48195000: Bao bì đựng khác, kể cả túi đựng đĩa.
3) Thuế nhập khẩu hộp đựng làm từ bã mía
Thuế nhập khẩu thông thường: 30%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có C/O form E là: 0%
Thuế VAT: 10%
4) Thủ tục nhập khẩu hộp đựng làm từ bã mía
4.1 Đăng ký tự công bố
Hồ sơ tự công bố bao gồm:
Bản tự công bố sản phẩm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I nghị định 155/2018/NĐ-CP) bao gồm thông tin hồ sơ, nhãn chính, nhãn phụ, dịch thuật (nếu có đối với sản phẩm nhập khẩu)
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y Tế bản chính hoặc bản sao y chứng thực.
Thủ tục tự công bố:
Doanh nghiệp vào website.do đăng ký tài khoản, sau 24h kể từ khi đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ được cấp tài khoản đăng nhập qua email hoặc số điện thoại đã đăng ký.
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tự công bố*, đăng nhập vào tài khoản doanh nghiệp được cấp, chọn Khai báo. Trong Danh sách thủ tục hành chính chọn mục 4“Tự công bố sản phẩm thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ Khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm”, sau đó tiến hành khai thông tin hồ sơ. Khi đã hoàn tất thủ tục tự đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được hồ sơ có “MA HO SO”_tải về, lưu tại Công ty.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
Chi cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Hà Nội có trách nhiệm trả bản công bố có “MA HO SO” (online) cho doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
4.2 Kiểm tra an toàn thực phẩm
4.3 Làm thủ tục hải quan
Hồ sơ bao gồm:
- Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
- Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ)
- Sales Contract (Hợp đồng Thương mại)
- Chứng từ khác (Nếu có)
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới