ozfreight.com
Member
- Bài viết
- 70
- Reaction score
- 0
Hiện nay, các máy móc thiết bị được nhập khẩu vào Việt Nam khá phổ biến. Nhưng với các loại máy móc cũ, đã qua sử dụng thì có nhập khẩu được không? Thủ thục nhập khẩu thế nào? Bài viết dưới đây thutucxuatnhapkhau.com sẽ giải đáp chi tiết cho các bạn.
1) Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg
Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế, sau khi xuất xưởng đã được lắp ráp và vận hành hoạt động.
Nhap khau may moc da qua su dung
2) Điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Chỉ được phép nhập khẩu máu móc, thiết bị đã qua sử dụng thuộc các trường hợp sau:
– Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg. Tuổi thiết bị là thời gian (tính theo năm), cụ thể:
Tuổi thiết bị = Năm nhập khẩu (năm hàng hóa về đến cửa khẩu Việt Nam) – Năm sản xuất.
Lưu ý: Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định trên nhưng công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế thì có thể được nhập khẩu nếu doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg.
– Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
+ Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
+ Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu. Thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Lưu ý:
- Chú ý về khai báo đầy đủ: thông tin về tên hàng, chủng loại, nhãn mác, chất lượng, model, kỹ mã hiệu, nam sản xuất, nước xuất xứ
- Hàng máy móc, thiết bị và dây chuyền cũ màng về bảo quản sẽ được niêm phong hải quan. Khi xuất trình chứng thư giám định phải có xác nhận của bên Giám định là hàng còn nguyên seal Hải quan.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
Mã Hs Code của mặt hàng máy móc, thiết bị cũ các bạn có thể tham khảo:
Chương 84: Nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí
Chương 85: Máy điện; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình.
4) Thuế nhập khẩu
Tùy vào từng mặt hàng máy móc, thiêt bị cũ cụ thể mà có thuế nhập khẩu khác nhau
Thuế VAT: 10%
5) Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ
5.1 Hồ sơ nhập khẩu:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp (Bản sao). Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;
– Giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, thiết bị về năm sản xuất và tiêu chuẩn của máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chí nêu trên trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc (Bản chính, Giấy xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm bản dịch sang tiếng Việt);
– Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu quy định trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc nhưng không có Giấy xác nhận của nhà sản xuất hoặc máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia không thuộc các nước G7, Hàn Quốc. (Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại Điểm a, b, c, d, e Khoản 1 Điều 10 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg).
Lưu ý: Riêng trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định tại Mục 2 nêu trên thì ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải nộp văn bản chấp thuận việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5.2 Trình tự, thủ tục nhập khẩu
– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan;
– Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp phải có chứng thư giám định thì trong chứng thư giám định phải có kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định.
Lưu ý:
– KHÔNG áp dụng các quy định trên đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thuộc Khoản 2 Điều 1 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg.
– Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng chỉ được các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp để phục vụ cho các hoạt động sản xuất của chính doanh nghiệp, KHÔNG được nhập khẩu nhằm mục đích kinh doanh thương mại.
–KHÔNG làm thủ tục hải quan, thông quan đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được xuất khẩu từ các nước đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường hoặc không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết về Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng. Vậy khi nhập khẩu bạn phải xác định được tuổi thọ của máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Nếu các bạn có thắc mắc hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline: 0972433318 để Oz Việt Nam tư vấn chi tiết hơn.
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới