THỦ TỤC NHẬP KHẨU NƯỚC RỬA TAY

Lê Mỹ Kỳ

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Hiện nay, do dịch bệnh covid nên đơn vị quan tâm đến việc nhập khẩu nước rửa tay. Vậy thủ tục nhập khẩu nước rửa tay như thế nào?

1.Khái niệm và phân loại nước rửa tay

Nước rửa tay là hàng hóa dùng để vệ sinh tay, giúp diệt khuẩn, làm sạch .

Theo tính chất hàng hóa, nước rửa tay chia thành:

  • Nước rửa tay thường : Loại nước rửa tay này phải rửa lại với nước, nếu không sẽ rất khó
  • Nước rửa tay khô: Nước rửa tay khô là loại nước rửa tay không phải rửa lại với nước. Nước rửa tay khô thường có nguồn gốc tự nhiên, không chứa thành phần độc hại. Các nước rửa tay được sử dụng hiện phải đảm bảo được quy trình
Theo thành phần hàng hóa, nước rửa tay chia thành:

  • Nước rửa tay thường
  • Nước rửa tay diệt khuẩn:Nước rửa tay diệt khuẩn là loại nước rửa tay mới hiện nay bên trong thành phần của nước rửa tay có chất diệt khuẩn,
Nước rửa tay có tính chất diệt khuẩn thì khi làm thủ tục xuất nhập khẩu sẽ phức tạp hơn so với nước rửa tay thông thường

2.Hồ sơ nhập khẩu nước rửa tay

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nước rửa tay, bao gồm:

  • Invoice, packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)
  • Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp)
  • Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB
  • Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá Exw
  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất).
Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định.

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

1586419910089.png


3.Đối tượng làm hồ sơ thủ tục nhập khẩu nước rửa tay:

Có tư cách doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh hàng mỹ phầm sẽ được phép làm thủ tục nhập khẩu nước rửa tay.

4.Thủ tục nhập khẩu sản phẩm nước rửa tay:

Thủ tục nhập khẩu sản phẩm nước rửa tay theo thông tư: 06/2011/TT-BYT.

Mã HS hàng hóa: 34013000 – Thuế nhập khẩu từ 10 - 30 %, VAT 10%

Theo từng loại hàng hóa là nước rửa tay sẽ có ưu đãi khác nhau về C/O.

Mỹ phẩm là mặt hàng đặc thù, chịu sự quản lý của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Do vậy, trước khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, Doanh nghiệp cần phải làm: Công bố mỹ phẩm theo thông tư 06/2011/TT-BYT. Phiếu công bố này có giá trị 5 năm kể từ ngày được cấp phiếu công bố.

Sau khi có công bố mỹ phẩm cho mặt hàng nước rửa tay, hàng hóa cập cảng, hoặc sân bay, khách hàng khai báo hải quan điện tử. Thông thường hàng mỹ phẩm hay bị kiểm hóa để đối chiếu hàng thực tế so với công bố mỹ phẩm có khớp nhau hay không.

Lưu ý khi sử dụng công bố mỹ phẩm làm thủ tục hải quan:

Thành phần của sản phẩm thay đổi theo tháng, năm. Trước mỗi một lô hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thành phần sản phẩm có thay đổi không? Nếu có sự thay đổi, cần làm công bố mỹ phẩm mới cho sản phẩm. Tránh trường hợp, khi hàng cập cảng, hải quan đề xuất mở container kiểm hóa.

Nếu thành phần trên nhãn gốc của sản phẩm không khớp trên công bố. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 đến 50 triệu đồng và trong vòng 30 ngày kể từ ngày xử phạt, Doanh nghiệp phải bổ sung được công bố mới. Nếu quá 30 ngày, Doanh nghiệp không xuất trình được công bố mới, hải quan sẽ tiến hành thủ tục tái xuất lô hàng.
 

Thành viên trực tuyến

Top