Nguyễn Khánh Bình
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Mặc dù thời gian dịch bệnh nhưng công tác xuất nhập khẩu vẫn tiếp diễn nhé anh em, nhân đây mình chia sẻ bài viết về thủ tục nhập khẩu thịt bò, lợn, gà... đông lạnh mà mình rất ấn tượng, các bạn tìm hiểu nhé!
Trước khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam thì cần kiểm tra xem Tên nhà sản xuất nước ngoài có được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam hay không? Theo đó, bạn cần làm tiếp các thủ tục:
1. Điều kiện nhập khẩu hàng của đơn vị xuất khẩu
Để biết được Công ty sản xuất thịt của đối tác nước ngoài có được phép xuất khẩu sản phẩm vào Việt Nam thì bạn có thể tra cứu trong website của Cục chăn nuôi, rồi tìm kiếm trong danh sách các doanh nghiệp của các quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam. Hiện có tất cả 24 nước có doanh nghiệp đủ điều kiện (Tính đến năm 2019).
Nếu bên người bán nước ngoài không có tên trong danh sách, nghĩa là không thể nhập hàng vào Việt Nam. Và bạn cần tìm người bán hàng khác đủ điều kiện, hoặc phải làm thủ tục để xin bổ sung vào danh sách nêu trên.
Để bổ sung tên nhà sản xuất vào danh sách, bạn cần liên hệ và làm việc trực tiếp với Cục thú y. Tương tự, với hàng thủy sản nhập khẩu thì phải hỏi Tổng cục thủy sản về danh sách các công ty xuất khẩu của nước ngoài có đủ điều kiện. Tôi không có kinh nghiệm về nghiệp vụ đó, nên không tư vấn gì được thêm.
2. Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục thú y
Khi nhà sản xuất nằm trong danh sách các công ty nước ngoài đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam, trước khi hàng về, bạn cần đăng ký với Cục thú y để được kiểm dịch nhập khẩu.
Tên gọi thủ tục này hơi dài và khó nhớ, và cũng có gì đó giống việc xin phép để được làm thủ tục. Do vậy, trong công ty tôi, anh em hay gọi là Giấy phép kiểm dịch để trao đổi thông tin. Nói như vậy cho ngắn gọn, dễ nhớ, và cũng để phân biệt với thủ tục lấy mẫu kiểm dịch trong bước 2 dưới đây.
Để đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, bạn cần làm công văn đăng ký theo mẫu, cùng với bộ hồ sơ liên quan, nộp tới Cục thú y. Khi được đồng ý, bạn sẽ nhận được công văn chấp thuận của Cục thú y, dưới dạng 1 file mềm qua email, sau đó in ra là có thể làm tiếp Bước 2 (dưới đây).
Tìm hiểu thêm quy định trong Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (sau đây tôi gọi tắt là Thông tư 25 cho ngắn gọn).
3. Lấy mẫu kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm
Lấy mẫu kiểm dịch thịt đông lạnh
Lấy mẫu kiểm dịch thịt lợn nhập khẩu
Sau khi có Giấy đồng ý của Cục thú y, và giấy báo hàng đến từ hãng vận tải đường biển (hoặc hàng không), bạn làm hồ sơ đăng ký với cơ quan Kiểm dịch động vật. Cơ quan này sẽ làm thủ tục lấy mẫu Kiểm dịch và An toàn thực phẩm cùng lúc.
Có thể liên hệ làm thủ tục kiểm dịch động vật tại địa chỉ sau:
Tại Hải Phòng: Chi cục Thú y Vùng II (Số 23 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền)
Tại Nội Bài - Hà Nội: Chi cục Thú y Vùng I (Số 50/102 Trường Chinh - Q. Đống Đa, hoặc làm tại Trạm kiểm dịch Nội Bài của Chi cục I đặt tại gần cổng vào Hải quan Nội Bài)
Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y Vùng VI (521 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình)
Về hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, bạn cần chuẩn bị:
Nếu đăng ký trực tuyến, bạn điền Giấy đăng ký online (thay cho bản giấy), đính kèm file cần thiết: Hóa đơn, Vận đơn… Sau đó nộp hồ sơ. Bên chi cục sẽ phản hồi nếu hồ sơ sai, thiếu, và sẽ duyệt nếu thông tin đầy đủ, chuẩn chỉnh.
Sau khi hồ sơ được duyệt online, bạn in file Đăng ký đã được cấp số và ngày để nộp cùng Hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp.
Đồng thời, sắp xếp lấy mẫu tại cảng/kho hàng để làm kiểm dịch (mặt hàng này thường không được tạm giải phóng về bảo quản tại kho riêng).
Sau khi Cán bộ kiểm dịch lấy mẫu, chờ có kết quả, bạn có thể tranh thủ truyền tờ khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp.
4. Thông quan hàng hóa
Hồ sơ hải quan hàng thịt bò, lợn, gà… nhập khẩu nộp bao gồm:
Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có thể xem trước hoặc đợi đến khi nộp đủ kết quả mới xem hồ sơ (tùy trường hợp). Nếu cần bổ sung chỉnh sửa hồ sơ hải quan, bạn sẽ thực hiện trong bước này.
Trường hợp tờ khai hải quan được phân vào luồng đỏ, bạn cần làm thủ tục để cán bộ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, trước khi có thể thông quan.
Sau khi thông quan, bạn làm thủ tục thanh lý tờ khai và đổi lệnh ở cảng, là có thể kéo hàng về kho.
Nguồn: ST
Trước khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam thì cần kiểm tra xem Tên nhà sản xuất nước ngoài có được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam hay không? Theo đó, bạn cần làm tiếp các thủ tục:
- Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục thú y
- Lấy mẫu làm Kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu
1. Điều kiện nhập khẩu hàng của đơn vị xuất khẩu
Để biết được Công ty sản xuất thịt của đối tác nước ngoài có được phép xuất khẩu sản phẩm vào Việt Nam thì bạn có thể tra cứu trong website của Cục chăn nuôi, rồi tìm kiếm trong danh sách các doanh nghiệp của các quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam. Hiện có tất cả 24 nước có doanh nghiệp đủ điều kiện (Tính đến năm 2019).
Nếu bên người bán nước ngoài không có tên trong danh sách, nghĩa là không thể nhập hàng vào Việt Nam. Và bạn cần tìm người bán hàng khác đủ điều kiện, hoặc phải làm thủ tục để xin bổ sung vào danh sách nêu trên.
Để bổ sung tên nhà sản xuất vào danh sách, bạn cần liên hệ và làm việc trực tiếp với Cục thú y. Tương tự, với hàng thủy sản nhập khẩu thì phải hỏi Tổng cục thủy sản về danh sách các công ty xuất khẩu của nước ngoài có đủ điều kiện. Tôi không có kinh nghiệm về nghiệp vụ đó, nên không tư vấn gì được thêm.
2. Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục thú y
Khi nhà sản xuất nằm trong danh sách các công ty nước ngoài đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam, trước khi hàng về, bạn cần đăng ký với Cục thú y để được kiểm dịch nhập khẩu.
Tên gọi thủ tục này hơi dài và khó nhớ, và cũng có gì đó giống việc xin phép để được làm thủ tục. Do vậy, trong công ty tôi, anh em hay gọi là Giấy phép kiểm dịch để trao đổi thông tin. Nói như vậy cho ngắn gọn, dễ nhớ, và cũng để phân biệt với thủ tục lấy mẫu kiểm dịch trong bước 2 dưới đây.
Để đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, bạn cần làm công văn đăng ký theo mẫu, cùng với bộ hồ sơ liên quan, nộp tới Cục thú y. Khi được đồng ý, bạn sẽ nhận được công văn chấp thuận của Cục thú y, dưới dạng 1 file mềm qua email, sau đó in ra là có thể làm tiếp Bước 2 (dưới đây).
Tìm hiểu thêm quy định trong Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (sau đây tôi gọi tắt là Thông tư 25 cho ngắn gọn).
3. Lấy mẫu kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm
Lấy mẫu kiểm dịch thịt đông lạnh
Lấy mẫu kiểm dịch thịt lợn nhập khẩu
Sau khi có Giấy đồng ý của Cục thú y, và giấy báo hàng đến từ hãng vận tải đường biển (hoặc hàng không), bạn làm hồ sơ đăng ký với cơ quan Kiểm dịch động vật. Cơ quan này sẽ làm thủ tục lấy mẫu Kiểm dịch và An toàn thực phẩm cùng lúc.
Có thể liên hệ làm thủ tục kiểm dịch động vật tại địa chỉ sau:
Tại Hải Phòng: Chi cục Thú y Vùng II (Số 23 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền)
Tại Nội Bài - Hà Nội: Chi cục Thú y Vùng I (Số 50/102 Trường Chinh - Q. Đống Đa, hoặc làm tại Trạm kiểm dịch Nội Bài của Chi cục I đặt tại gần cổng vào Hải quan Nội Bài)
Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y Vùng VI (521 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình)
Về hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, bạn cần chuẩn bị:
- Giấy đăng ký (theo mẫu)
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn (có chi cục Thú y yêu cầu Vận đơn phải có dấu xác nhận của hãng vận tải)
- Giấy chứng nhận kho chủ hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Nếu đăng ký trực tuyến, bạn điền Giấy đăng ký online (thay cho bản giấy), đính kèm file cần thiết: Hóa đơn, Vận đơn… Sau đó nộp hồ sơ. Bên chi cục sẽ phản hồi nếu hồ sơ sai, thiếu, và sẽ duyệt nếu thông tin đầy đủ, chuẩn chỉnh.
Sau khi hồ sơ được duyệt online, bạn in file Đăng ký đã được cấp số và ngày để nộp cùng Hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp.
Đồng thời, sắp xếp lấy mẫu tại cảng/kho hàng để làm kiểm dịch (mặt hàng này thường không được tạm giải phóng về bảo quản tại kho riêng).
Sau khi Cán bộ kiểm dịch lấy mẫu, chờ có kết quả, bạn có thể tranh thủ truyền tờ khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp.
4. Thông quan hàng hóa
Hồ sơ hải quan hàng thịt bò, lợn, gà… nhập khẩu nộp bao gồm:
- Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
- Vận đơn: 1 bản chụp
- Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt, ở Bước 2: in từ Cổng thông tin 1 cửa (và Kết quả Kiểm dịch, nộp bổ sung khi đã có)
- Tài liệu khác: Hóa đơn vận chuyển (với hàng ExW, FOB), Certificate of Origin,, Certificate of Health (nếu có)...
Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có thể xem trước hoặc đợi đến khi nộp đủ kết quả mới xem hồ sơ (tùy trường hợp). Nếu cần bổ sung chỉnh sửa hồ sơ hải quan, bạn sẽ thực hiện trong bước này.
Trường hợp tờ khai hải quan được phân vào luồng đỏ, bạn cần làm thủ tục để cán bộ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, trước khi có thể thông quan.
Sau khi thông quan, bạn làm thủ tục thanh lý tờ khai và đổi lệnh ở cảng, là có thể kéo hàng về kho.
Nguồn: ST
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới