Chia sẻ THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI NHẤT NĂM 2024

Cao Xuân Linh

New member
Bài viết
23
Reaction score
0
Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng sẽ phức tạp hơn so với những mặt hàng khác do tính đặc thù về nguồn gốc. Các doanh nghiệp cần phải chú ý kỹ đến một số Văn bản cụ thể, quy định về việc nhập khẩu VLXD vào thị trường Việt Nam. Để tìm hiểu chi tiết cơ sở pháp lý cũng như quy trình nhập khẩu mặt hàng VLXD hiện nay, bạn hãy cùng với Finlogistics đọc kỹ những nội dung trong bài viết hữu ích này nhé!

Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý nào?​

Tuy thuộc nhóm ngành được phép nhập khẩu, nhưng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng, doanh nghiệp cần chú ý đến một số Văn bản pháp luật quy định sau đây:
  • Thông tư số 10/2017/TT-BXD (thay thế bằng Thông tư số 19/2019/TT-BXD) ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng hóa VLXD.
  • Thông tư số 19/2019/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng hóa VLXD (mã số QCVN 16:2019/BXD)
  • Nghị định số 125/2017/NĐ-CP xác định hàng hoá VLXD thuộc vào 2 chương HS code.
Để bảo đảm quá trình làm thủ tục Hải Quan được thuận lợi theo đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp có thể liên hệ đến những đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Mã HS code mặt hàng vật liệu xây dựng nhập khẩu​

Mã HS code có liên quan trực tiếp tới việc kê khai hàng hóa, nộp thuế quan,… do đó trước khi thực hiện thủ tục Hải Quan, doanh nghiệp nhập khẩu cần lựa chọn chính xác mã HS code theo đúng quy định. Mã HS của vật liệu xây dựng nhập khẩu được ghi rõ như sau:
  • ChươnG 25: Muối; Lưu huỳnh; Đất đá; Thạch cao, vôi và xi măng
  • Chương 68: Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc những vật liệu tương tự
  • Chương 72: Sắt và thép

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng chi tiết​

Đối với thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp sẽ thực hiện thứ tự theo quy trình bao gồm 5 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu trong danh mục

Nếu lần đầu làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết Thông tư số 10/2017/TT-BXD (thay thế bằng Thông tư số 19/2019/TT-BXD). Những mặt hàng thuộc Danh mục điều chỉnh của Thông tư sẽ phải làm Công bố hợp quy, dựa theo QCVN 16:2017/BXD (thay thế cho QCVN 16:2014/BXD). Tùy theo từng nhóm hàng và mã HS, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố theo đúng quy định.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm chứng nhận hợp quy

Đối với những nhóm hàng hoá phải đăng ký làm Công bố hợp quy, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như sau:
  • Mẫu đăng ký Chứng nhận hợp quy: 4 bản (có đóng dấu, ký tên)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract): 1 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản sao y
  • Phiếu đóng gói (Packing List): 1 bản sao y
  • Giấy giới thiệu công ty: 1 bản gốc
  • Tờ khai Hải Quan bản IDA (nếu đã mở tờ khai trước khi đăng ký Chứng nhận hợp quy)
  • Một số chứng nhận quan trọng khác: C/O, ISO, Catalogue,…

Bước 3: Mở tờ khai nhập khẩu vật liệu xây dựng

Sau khi hoàn thành Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp bắt đầu mở tờ khai Hải Quan đối với lô hàng. Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
  • Tờ khai Hải Quan
  • Commercial Invoice, Packing List
  • Bill of Lading (B/L), Certificate of Origin (C/O)
  • Giấy đăng ký hợp quy (1 bản chính)
  • Những chứng từ khác (nếu có)
Sau khi nộp đầy đủ các loại chứng từ theo yêu cầu, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo chỉ dẫn của Hải Quan, tùy vào từng luồng xanh, vàng và đỏ.

Bước 4: Đăng ký nhận mẫu Chứng nhận hợp quy

Hàng hóa được thông quan thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký để có thể lấy mẫu Chứng nhận hợp quy tại nơi nộp hồ sơ. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ cử cán bộ tới để lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn quy định. Tùy theo từng loại VLXD nhập khẩu thì hàng hóa sẽ được hoàn tất kiểm tra mẫu chứng nhận hợp quy sau khoảng 2 – 7 ngày.

Còn đối với trường hợp không xin phép kéo hàng về kho, sau bước lấy mẫu kiểm tra, thì vật liệu xây dựng nhập khẩu có thể:
  • Tạm giải tỏa, kéo về kho bãi của doanh nghiệp và thực hiện bảo quản theo quy định.
  • Kéo về kho bãi của doanh nghiệp sau khi có kết quả chứng nhận đạt chuẩn.

Bước 5: Tiến hành thủ tục công bố hợp quy

Sau khi doanh nghiệp nhận được kết quả Chứng nhận hợp quy, phù hợp với tiêu chuẩn theo quy định thì sẽ được làm công bố hợp quy tại nơi làm thủ tục. Hồ sơ công bố hợp quy cho hàng nhập khẩu vật liệu xây dựng bao gồm:
  • Công bố hợp quy
  • Chứng nhận hợp quy
  • Giấy phép kinh doanh doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu doanh nghiệp

Lời kết​

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích nhất về quy trình và những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng mà bạn đang quan tâm tìm hiểu. Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn hay vấn đề nào thắc mắc trong quá trình xử lý thủ tục, hãy liên hệ ngay với Finlogistics. Những chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi, với chất lượng dịch vụ cao nhất.

Thông tin liên hệ:
  • Hotline: 0243.68.55555
  • Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
  • Email: info@fingroup.vn
 

Đính kèm

  • Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung-00.jpg
    Thu-tuc-nhap-khau-vat-lieu-xay-dung-00.jpg
    373.3 KB · Lượt xem: 1

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top