Căn cứ theo Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 của Thông tư 42/2013/TT-BCT, quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp có quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp như sau:
1.Về đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện các quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và các quy định tại Thông tư này.
- Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương. nghiệp vụ xuất nhập khẩu
2. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện qua từng bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập một bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua mạng internet.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
+ Đơn đề nghị xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này; học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
+ Hợp đồng mua bán tiền chất công nghiệp hoặc một trong các tài liệu: Hợp đồng; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử thì nộp bản sao theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Bước 2: Chờ phản hồi từ Cục Hóa chất
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 3 ngày, Cục Hóa chất sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất. Thời gian thông báo không được tính vào thời gian cấp phép quy định.
Bước 3: Nhận thông báo từ cơ quan
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Đối với từng trường hợp, thời hạn của giấy phép xuất nhập khẩu được quy định như sau:
- Đối với tiền chất công nghiệp nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lần nhập khẩu, xuất khẩu theo hóa đơn thương mại hoặc hợp đồng mua bán tiền chất; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 3 (ba) tháng, kể từ ngày cấp phép.
- Đối với tiền chất công nghiệp nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp theo Hợp đồng mua bán tiền chất hoặc thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.
Trường hợp tổ chức, cá nhân cùng xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1 và nhóm 2 thì chỉ cấp chung một Giấy phép và có thời hạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.
4. Thủ tục gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Việc gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại điều 12 thông tư tư 42/2013/TT-BCT như sau:
- Trường hợp hết thời hạn ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng việc xuất khẩu, nhập khẩu chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa xong thì tổ chức, cá nhân phải đề nghị Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) xem xét gia hạn.
Thủ tục gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập một bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua mạng internet.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này;
+ Bản phô tô Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1 phải gửi kèm theo hồ sơ báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng của lần cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gần nhất trong năm.
Bước 2: Chờ phản hồi từ Cục Hóa chất
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 3 (ba) ngày, Cục Hóa chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất.
-Thời gian thông báo không được tính vào thời gian cấp phép quy định.
Bước 3: Nhận kết quả về việc gia hạn
- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 3 Điều này, Cục Hóa chất thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ cấp gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp không gia hạn phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời gian gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là 3 (ba) tháng, kể từ ngày tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị gia hạn, việc gia hạn chỉ thực hiện trong năm kế hoạch.
Tham gia bình luận, chia sẻ thêm kiến thức nào cộng đồng xuất nhập khẩu.
1.Về đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện các quy định tại Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và các quy định tại Thông tư này.
- Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa phải có Giấy phép của Bộ Công Thương. Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất không phải xin Giấy phép của Bộ Công Thương. nghiệp vụ xuất nhập khẩu
2. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện qua từng bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập một bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua mạng internet.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
+ Đơn đề nghị xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này; học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
+ Hợp đồng mua bán tiền chất công nghiệp hoặc một trong các tài liệu: Hợp đồng; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử thì nộp bản sao theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Bước 2: Chờ phản hồi từ Cục Hóa chất
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 3 ngày, Cục Hóa chất sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất. Thời gian thông báo không được tính vào thời gian cấp phép quy định.
Bước 3: Nhận thông báo từ cơ quan
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Đối với từng trường hợp, thời hạn của giấy phép xuất nhập khẩu được quy định như sau:
- Đối với tiền chất công nghiệp nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lần nhập khẩu, xuất khẩu theo hóa đơn thương mại hoặc hợp đồng mua bán tiền chất; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 3 (ba) tháng, kể từ ngày cấp phép.
- Đối với tiền chất công nghiệp nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp theo Hợp đồng mua bán tiền chất hoặc thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.
Trường hợp tổ chức, cá nhân cùng xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1 và nhóm 2 thì chỉ cấp chung một Giấy phép và có thời hạn trong vòng 6 (sáu) tháng, kể từ ngày cấp phép.
4. Thủ tục gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
Việc gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại điều 12 thông tư tư 42/2013/TT-BCT như sau:
- Trường hợp hết thời hạn ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng việc xuất khẩu, nhập khẩu chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa xong thì tổ chức, cá nhân phải đề nghị Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) xem xét gia hạn.
Thủ tục gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập một bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua mạng internet.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này;
+ Bản phô tô Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhóm 1 phải gửi kèm theo hồ sơ báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng của lần cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gần nhất trong năm.
Bước 2: Chờ phản hồi từ Cục Hóa chất
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời gian không quá 3 (ba) ngày, Cục Hóa chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ một lần duy nhất.
-Thời gian thông báo không được tính vào thời gian cấp phép quy định.
Bước 3: Nhận kết quả về việc gia hạn
- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 3 Điều này, Cục Hóa chất thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ cấp gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp không gia hạn phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời gian gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu là 3 (ba) tháng, kể từ ngày tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị gia hạn, việc gia hạn chỉ thực hiện trong năm kế hoạch.
Tham gia bình luận, chia sẻ thêm kiến thức nào cộng đồng xuất nhập khẩu.
Đính kèm
Sửa lần cuối:
Bài viết liên quan
Bài viết mới