Thuật ngữ MSDS là gì? Có phải chứng từ bắt buộc hay không?

Hạ Phương Uyên

New member
Bài viết
3
Reaction score
0
Thuật ngữ MSDS được viết tắt từ Material Safety Data Sheet, hay thường được gọi là Bảng chỉ dẫn về an toàn hàng hóa được áp dụng cho những hàng có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hàng hóa như là: Hàng dễ cháy nổ, hàng hóa có mùi, hóa chất dễ ăn mòn,...

Có thể hiểu là MSDS là bảng chỉ dẫn cho người vận chuyển có thể tránh được các rủi ro nếu không chú ý đến tính chất của hàng hóa và thực hiện đúng quy trình về an toán cho hàng hóa trong quá trình xếp dỡ hay xử lý hàng hóa khi gặp phải sự cố.

Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hóa chất nguy hiểm nhưng khi vận chuyển vẫn yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra cá thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không?

1. Sử dụng MSDS như thế nào?

MSDS do nhà sản xuất (hoặc người bán, người gửi hàng) cung cấp cho hãng vận chuyển. Các thông tin trên MSDS là có tính pháp lý trong xử lý các sự cố liên quan đến lô hàng nên thông tin cung cấp trên MSDS phải đảm bảo tính chính xác cao.

MSDS được gửi kèm với lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển cho đến khi đến tay người nhập khẩu. Đối với hàng hóa là hóa chất, trong bộ hồ sơ hải quan nên có kèm theo MSDS (đóng dấu sao y của nhà nhập khẩu) để xác nhận rằng MSDS này đã được nhà nhập khẩu chấp nhận.

msds.png


2. Nội dung của MSDS?

Thông thường, một MSDS của hàng hóa chất sẽ được thể hiện các thông tin sau đây:

  • Chemical product and company identification: Tên sản phẩm hóa học diễn giải và thông tin công ty/ đơn vị sản xuất sản phẩm đó (tên, địa chỉ, các liên hệ)
  • Composition/ Imformation on ingredients:
Thành phần hóa học và thông tin về thành phần của hợp chất đó. Trong thành phần này chúng ta lưu ý thông tin về CAS - dịch vụ tóm tắt hóa chất: Là chuỗi số định danh duy nhất cho các nguyên tố hóa hoc, các hợp chất hóa học, các Polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim. Các CAS nhằm giúp chúng ta tìm kiếm thông tin liên quan về chất (tên gọi khác, công thức hóa học, phân loại độc tố,...)

  • Physical and chemical properties:
Các tính chất vật lý và hóa học của hàng hóa hóa chất đó (màu sắc, hình dạng bên ngoài, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệu độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong dung môi như nước, dung môi hữu cơ,...)

  • Hazard identification
Xác định mức đọ nguy hiểm của các thành phần; đưa ra những khuyến cáo rủi ro, tai nạn có thể xảy ra và chỉ dẫn an toàn

  • First aid measures: Các biện pháo sơ cứu khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất
  • Fire fighting measures: Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy, chữa cháy
  • Accidental release measures: Các biện pháp giảm thiểu rủi ro, tổn thất
  • Handling and storage: Quy trình làm việc với hóa chất và hướng dẫn xử lý, các điều kiện bảo quản hóa chất
  • Exposure controls and personal protection: Kiểm soát phơi nhiễm và bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với hóa chất
  • Staability: Tính ổn định
  • Toxicological information:
Thông tin về độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da hẹ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
  • Ecological information: Thông tin về tính sinh thái: Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường
  • Disposal information: Thông tin hướng dẫn phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường
  • Transportation Information:
Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển (được phép vận chuyển bằng hình thức nào, đường không hay đường biển, quy định an toàn trong quá trình đóng gói, vận chuyển như thế nào

Để hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo và học xuất nhập khẩu được cập nhật hằng ngày trên diễn đàn xuất nhập khẩu - logistics này.
 
Sửa lần cuối:
Cảm ơn bài viết của bạn. Bạn ơi có thể viết chi tiết về những bảng chỉ dẫn (mong là kèm theo hình ảnh) nào ứng với các chỉ dẫn gì luôn được không.
Ví dụ như
1569989400090.png
là chỉ dẫn Các chất ăn mòn chẳng hạn
Cảm ơn nhiều ạ
 
5. Các quy định về cảnh báo/ dấu hiệu nhận dạng
A6.jpg


Nhãn phân loại độ nguy hiểm hoá chất – NFPA

a7.jpg


Sưu tầm

Cảm ơn bài viết của bạn. Bạn ơi có thể viết chi tiết về những bảng chỉ dẫn (mong là kèm theo hình ảnh) nào ứng với các chỉ dẫn gì luôn được không.
Ví dụ như View attachment 377 là chỉ dẫn Các chất ăn mòn chẳng hạn
Cảm ơn nhiều ạ
 
Cảm ơn Ms Lemon, cho em hỏi là trong bảng chỉ dẫn của MSDS thì chỉ có từng này mẫu bảng hay sao, em thấy có nhiều chỉ dẫn khác nữa thì thuộc nhóm nào ạ.
 
logistics-cp . com/blog/xuat-nhap-khau-chinh-ngach-uy-tin-gia-re-tai-ha-noi
các bạn có thể truy cập để tìm hiểu thêm
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top