Thảo luận Thuật ngữ xuất nhập khẩu cho các bạn mới

Phùng Niêm

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Một số thuật ngữ ngành xuất nhập khẩu cho bạn nào đang học xuất nhập khẩu mà xác định làm ngành này nhé. Những thuật ngữ này không ít thì nhiều bạn cũng sẽ gặp phải trong quá trình làm nghề nên các bạn cần lưu ý nhé

Thuật ngữ xuất nhập khẩu cho các bạn mới

C/O (Certificate of Origin): Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá
CEPT (Common Effective Preferences Tariff): thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
CTC (Change Tariff Code): Chuyển đổi mã số HS CODE của hàng hóa bao gồm:
+ CC (Change in Chapter – Chuyển đổi Chương) CC nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 2 (hai) số (chuyển đổi Chương).
+ CTH (Change in Tariff Heading – Chuyển đổi Nhóm) CTH nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 (bốn) số (chuyển đổi Nhóm).
+ CTSH (Change in Tariff Sub-Heading – Chuyển đổi Phân nhóm) CTSH nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 6 (sáu) số (chuyển đổi Phân nhóm).
CERTIFIED TRUE COPY – Bản sao chứng thực
CMT (Cut, Make, Trim) Cắt may khâu hoàn thiện sản phẩm.
eC/O (electricity Certificate of Origin): Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử.
EOCVS (Electricity Origin Certificate Verification System) Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định/ Khu vực Thương mại Tự do.
HS (Harmonized System) -Hệ thống hài hòa hóa
ISSUED RETROACTIVELY– được cẤp có hiệu lực trở về trước
GR (General Rule): Quy tắc xuất xứ chung
GSP (General System of Preferences) HỆ THỐNG ƯU ĐÃI PHỔ CẬP; HỆ THỐNG ƯU ĐÃI CHUNG
LVC (Local Value Content) – hàm lượng giá trị khu vực (không dưới bốn mươi phần trăm (40%)
OCP (Operational Certification Procedures) Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
OC (Origin Criterion): Tiêu chí xuất xứ
PE (Goods Produced Entirely in the territory of one or both parties, exclusively from originating materials from one or both parties) có nghĩa là được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu “có xuất xứ”.
PSR (Product Specific Rules) – Quy tắc cụ thể mặt hàng
ROO (Rules of origin): Quy tắc xuất xứ.
RVC (Regional Value Content) – Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA
REX (Registered Exporter System): cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
SC (Self-Cert): TCNXX – Tự chứng nhận xuất xứ
VAC (Value Added Content): Hàm lượng Giá trị Gia tăng.
VNM (Value of Non-originating Materials) được hiểu là giá trị nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ có thể là: (i) giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phận hoặc hàng hóa; hoặc (ii) giá nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phận đầu vào hoặc hàng hóa chưa xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của một nước nơi thực hiện các công đoạn gia công, chế biến.
VOM (Value of Originating Materials) được hiểu là giá trị nguyên liệu, vật liệu đầu vào có xuất xứ bao gồm: nguyên vật liệu có xuất xứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, chi phí vận tải và lợi nhuận;
WO (Wholly Obtained) – nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên
DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER – khi thay đổi bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ.
ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER – khi cấp thay thế bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ.
Back to Back/ Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng
Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)
Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange)
Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange)
Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange)
Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải
Consolidator: bên gom hàng (gom LCL)
Freight: cước
Ocean Freight (O/F): cước biển
Air freight: cước hàng không
Sur-charges: phụ phí
Addtional cost = Sur-charges
Local charges: phí địa phương
Delivery order: lệnh giao hàng
Terminal handling charge (THC): phí làm hàng tại cảng
Handling fee: phí làm hàng
Seal: niêm phong
Documentations fee: phí làm chứng từ (vận đơn)
Place of receipt: địa điểm nhận hàng để chở
Place of Delivery: nơi giao hàng cuối cùng
Port of Loading/airport of loading: cảng/sân bay đóng hàng, xếp hàng
Port of Discharge/airport of discharge: cảng/sân bay dỡ hàng
Port of transit: cảng chuyển tải
Shipper: người gửi hàng
Consignee: người nhận hàng
Notify party: bên nhận thông báo
Quantity of packages: số lượng kiện hàng
Volume weight: trọng lượng thể tích (tính cước LCL)
Measurement: đơn vị đo lường
As carrier: người chuyên chở
As agent for the Carrier: đại lý của người chuyên chở
Shipmaster/Captain: thuyền trưởng
Liner: tàu chợ
Voyage: tàu chuyến
Charter party: vận đơn thuê tàu chuyến
Ship rail: lan can tàu
Full set of original BL (3/3): bộ đầy đủ vận đơn gốc (thường 3/3 bản gốc)
Back date BL: vận đơn kí lùi ngày
Container packing list: danh sách container lên tàu
Means of conveyance: phương tiện vận tải
Place and date of issue: ngày và nơi phát hành
Freight note: ghi chú cước
Ship’s owner: chủ tàu
Merchant: thương nhân
Bearer BL: vận đơn vô danh
Unclean BL: vận đơn không hoàn hảo (Clean BL: vận đơn hoàn hảo)
Laytime: thời gian dỡ hàng
Payload = net weight: trọng lượng hàng đóng (ruột)
On deck: trên boong, lên boong tàu
Notice of readiness:Thông báo hàng sẵn sàng để bốc /dỡ
Through BL: vận đơn chở suốt
Port-port: giao từ cảng đến cảng
Door-Door: giao từ kho đến kho
Service type: loại dịch vụ FCL/LCL
Service mode: cách thức dịch vụ
Multimodal/Combined transport operation =MTO/CTO: Người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
Consignor: người gửi hàng (= Shipper)
Consigned to order of = consignee: người nhận hàng
Container Ship: Tàu container
Named cargo container: cont chuyên dụng
Stowage: xếp hàng
Trimming: san, cào hàng
Crane/tackle: cần cẩu
Cu-Cap: Cubic capacity: thể tích có thể đóng hàng của container (ngoài vỏ cont)
On board notations (OBN): ghi chú lên tàu
Said to contain (STC): kê khai gồm có
Shipper’s load and count (SLAC): chủ hàng đóng và đếm hàng
Hub: bến trung chuyển
Pre-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa Cont hàng XK trước khi Container được xếp lên tàu.

thuat-ngu-xuat-nhap-khau.JPG


Mình chỉ tổng hợp được một vài thuật ngữ xuất nhập khẩu thôi, bạn nào biết thêm thì bình luận dưới topic để mọi người cùng tìm hiểu nhé
À mình có thấy bài này có nhiều thuật ngữ logistics cũng khá hay, gửi link cho bạn nào muốn học logistics nhé: Thuật ngữ tiếng Anh Logistics và Vận tải Quốc tế
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top