Thảo luận Thực trạng ngành logistics ở Việt Nam

Xoanvpccnh165

New member
Bài viết
10
Reaction score
0
Thực trạng ngành logistics Việt Nam được phản ánh qua những yếu tố sau đây:

Số lượng doanh nghiệp tham gia dịch vụ logistics ngày càng tăng

Theo một số thống kê, hiện nay cả nước có gần 1000 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ logistics. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tham gia phát triển Logistics ngày càng đông đảo. Tuy nhiên, hầu hết những công ty logistics này đều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ. Có nhiều doanh nghiệp là đại lý cho các tập đoàn Logistics từ nước ngoài. Nếu xét trên quy mô lãnh thổ nước ta thì con số trên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.

>>>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở tại Hà Nội

Một thực trạng ngành logistics ở Việt Nam đánh chú ý là các công ty Logistics quốc tế đã vào Việt Nam và có sức cạnh tranh mạnh mẽ với thị phần khá lớn. Các doanh nghiệp doanh nghiệp logistics Việt chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức lớn khi hoạt động trên thị trường.

Cả nước có gần 1000 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ logistics

Phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng

Hiện nay phạm vi hoạt động của các công ty đang dần được mở rộng. Hoạt động logistic và quản lý chuỗi cung ứng phục vụ nhu cầu nội địa và đáp ứng cho nhiều quốc gia trong khu vực. Đây là tín hiệu đáng mừng trong thực trạng ngành logistics ở việt nam hiện nay.

Phân tích tính cạnh tranh trong ngành logistics Việt Nam

Xét về tính cạnh tranh thì chúng ta xét trên 2 lĩnh vực: Logistics phục vụ xuất khẩu và Logistics phục vụ nhập khẩu.

Xét phần xuất khẩu: hầu hết doanh nghiệp Việt đều đang xuất khẩu theo dạng FOB, FCA. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu thường chỉ định một công ty logistics nước họ để cung cấp dịch vụ. Sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt là rất thấp.

Xét về phần nhập khẩu: Triển vọng ngành logistics cho các doanh nghiệp Việt là rất lớn bởi nước ta là nước nhập siêu. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp lớn đang chiếm lĩnh thị trường nhiều, doanh nghiệp nhỏ chưa có chỗ đứng trên thị trường. Đây là thực trạng logistics tại việt nam cần được chú ý cải thiện.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ trọn gói từ A - Z

Cơ sở hạ tầng

Một trong những vấn đề nan giản trong thực trạng ngành logistics ở Việt Nam là cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Cơ sở vật chất chưa được trang bị những công cụ, phương tiện tốt nhất để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa vẫn thường bị ùn tắc rất nhiều và vẫn chưa có cách để xử lý ổn thỏa và triệt để nhất.

Cơ sở hạ tầng cần được nâng cao để phát triển ngành Logistics

Chi phí dịch vụ cần được cải thiện

Mức chi phí dịch vụ rất cao đang là vấn đề cần được cải thiện với ngành Logistics Việt Nam. Nếu không cải thiện được chi phí thì chúng ta đang đánh mất điểm mạnh về thị trường giá rẻ của mình. Mặc dù có nhu cầu lớn, nhưng tổng GDP của Logistics đóng góp chỉ đạt mức 4.4%.

Ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào Logistics còn yếu. Ví dụ như mảng website hầu hết đềm là các thông tin giới thiệu dịch vụ mà chưa cập nhật được các tính năng theo dõi đơn hàng, lịch tàu, booking… Để phát triển vững mạnh thì ứng dụng CNTT là rất cần thiết.

Thực tế quản lý nhà nước đối với ngành logistics

Luật thương mại 2006 công nhận ngành logistics là hành vi thương mại trong khi nó đã có mặt từ năm 1990. Sự chậm trễ trong việc ban hành điều luật, chỉ thị hỗ trợ phát triển ngành logistics Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động của ngành đang có sự phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết.

>>>> Xem thêm: Hợp tác kinh doanh chia sẻ lợi nhuận

Giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số

Giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam được nhận định đến từ 2 phía:

Về phía nhà nước

  • Cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ nhằm đảm bảo cho các mô hình kinh doanh logistics mới phát triển hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
  • Chú trọng xây dựng hạ tầng quốc gia logistics, trong đó đặt công nghệ là yếu tố cốt lõi.

Về phía các doanh nghiệp ngành logistics

  • Tích cực ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để chuyển đổi số.
  • Cần phải thay đổi tư duy về chuyển đổi số từ trong mỗi đơn vị
  • Các doanh nghiệp cần cùng nhau chia sẻ, xây dựng ngành logistic ngày càng phát triển và có sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.
Hy vọng những thông tin về thực trạng ngành logistics ở Việt Nam đã giúp các bạn hiểu rõ hơn những vấn đề thế mạnh, điểm yếu của ngành. Đây là ngành đang rất tiềm năng trong tương lai nên cần chú trọng phát triển và đầu tư.
 

Thành viên trực tuyến

Top