Tính phí bảo hiểm hàng hóa

Bùi Hà

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Để hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp thường sử dụng một gói bảo hiểm trong suốt hành trình. Hình thức bảo hiểm có thể có nhiều loại, căn cứ theo hành trình, bảo hiểm này được chia theo hợp đồng cho từng chuyến hoặc hợp đồng dài hạn cho riêng đối tác. Hợp đồng chuyến thường được vận dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thường xuyên vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc không có nhiều lòng tin với công ty bảo hiểm nên chỉ ký bảo hiểm cho 1 chuyến hành trình. Nếu trong trường hợp công ty bảo hiểm và doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển nhiều chuyến hành trình, doanh nghiệp thường ký hợp đồng nhiều chuyến hơn để tiết kiệm thời gian và phí bảo hiểm.
Tất cả bạn cần làm là nói về cơ bản với người giao nhận của bạn rằng bạn muốn hàng hóa của bạn được bảo hiểm, và trả một khoản phí nhỏ, dựa trên giá trị đặt hàng của bạn.

Phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu

Đối tượng áp dụng: hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới.
Ứng với từng loại hàng hóa sẽ có mức phí bảo hiểm khác nhau. Căn cứ giá trị lô hàng và tỷ lệ phí cho lô hàng đó. Tỷ lệ phí của mỗi loại hàng hóa sẽ khác nhau do mức độ rủi ro khác nhau. Rủi ro này sẽ được công ty bảo hiểm khai thác sau khi thu thập thông tin từ bạn và đánh giá.
Một yếu tố khác ảnh hưởng tới phí bảo hiểm hàng hóa đó là:
  • Điều kiện mà bạn lựa chọn để tham gia bảo hiểm A,B hoặc C. Phạm vi áp dụng dựa theo Quy tắc QTC 2004 của Bảo hiểm Bảo Việt và ICC "A", "B", "C" 1.1.1982 của Hiệp hội Bảo hiểm London. Tùy theo phạm vi bảo hiểm mà sẽ áp dụng điều kiện bảo hiểm khác nhau như: Được bảo hiểm, không bảo hiểm và bảo hiểm có tính thêm phí.
  • Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng của từng loại hàng.
Thông thường, chi phí bảo hiểm được xác định theo công thức:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của lô hàng
Ví dụ 1:
Công ty A nhập khẩu 15.000MT phân bón đóng bao DAP giá FOB (Indonesia) là 200 USD/tấn. Cước vận tải về cảng Cát Lái: 10USD/tấn. Lô hàng được vận chuyển trên tàu STARSHIP URSA (tuổi tàu 25 tuổi). Lô hàng tham gia bảo hiểm 110%CIF Cát Lái theo điều kiện (Clause) A. Tính tổng phí bảo hiểm Công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên.
Cách tính phí bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu
- Tính số tiền bảo hiểm:
+ Tổng giá FOB của lô hàng: 200 USD x 15.000MT = 3,000,000 USD (C)
+ Tổng cước vận tải phải trả: 10USD x 15.000MT = 150,000 USD (F)
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A, giả sử = 0,30%
+ Tỷ lệ phí = tỷ lệ phí chính + phụ phí (nếu có). Giả sử không tính phụ phí.
R = 0,30%
+ Quy đổi thành giá CIF (nếu có):
CIF = (C + F)/(1-R) = 3,150,000/0,7 = 3,160,112 USD
+ Số tiền bảo hiểm = 110% CIF = 3,160,112 x 110% = 3,476,123 USD
- Tính phí bảo hiểm:
+ Phí hàng hoá = STBH x R = 3,476,123 USD x 0,32% = 11,123.59 USD
+ Phí tàu già (tỷ lệ phí tàu 25 tuổi, hàng rời là 0,125%)
Phí bảo hiểm =3,476,123 USD x 0,125% = 4,345.15USD.

tinh-phi-bao-hiem-hang-hoa.jpg
Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EX-WORK, CFR (CNF)...

Cụ thể, công thức tính phí bảo hiểm hàng XNK các loại giá trên như sau:
  • Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thỏa thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB.
  • Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá EX-Work là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của người bán. Thỏa thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX-Word hoặc 110% trị giá EX.
  • Công thức tính phí bảo hiểm theo Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá hàng hóa (FOB hoặc EX-Word) và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Người nhập khẩu mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc 110% CFR (110% CNF), hoặc nếu tham gia bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc CNF để tính trị giá CIF.
Ví dụ 2:
Công ty B yêu cầu bảo hiểm cho lô hàng sắt thép nhập khẩu từ cảng của Nga về cảng Việt nam, với giá trị lô hàng là 20 triệu USD (đã có cước vận chuyển). Hàng không xếp trong container được chở trên tàu đi biển đóng năm 2010 và yêu cầu bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm: A (mọi rủi ro). Tính phí như sau:
- Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa = 0,5% + 0,02% = 0,52% (trong đó tỷ lệ phí chính =0,5%, phụ phí tuyến châu Âu = 0,02%).
Theo công thức: CIF = (C+F) : (1-R)
Ta có: 20.000.000USD : (1 - 0,52%) = 20.104.543,62 USD, Phí bảo hiểm (I) = 20.104.543,62 USD x 0,52% = 104.543,62 USD.
+ Trường hợp mua bảo hiểm 110% thì tổng số tiền bảo hiểm bằng 110%*CIF (I = CIF x R x 110%).
+ Trường hợp đề nghị điều chỉnh giá trị bảo hiểm, như điều chỉnh giá FOB, CF, cước vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại số tiền bảo hiểm bằng hình thức cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa XNK một Giấy sửa đổi bổ sung:
+ Phần chênh lệch tăng: thanh toán thêm phí bảo hiểm hàng hóa.
+ Phân chênh lệch giảm: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả phí bảo hiểm hàng hóa.
+ Trong mọi trường hợp cấp sửa đổi bổ sung đều không thu lệ phí bảo hiểm hàng hóa.
Tùy thuộc vào mặt hàng bạn nhập khẩu là gì thì sẽ có một mức phí bảo hiểm nhất định, nhưng dựa theo cách tính phí bảo hiểm ở trên thì bạn có thể tạm tính được tương đương số mà bạn dự tính phải trả cho công ty bảo hiểm, giúp bạn rất nhiều trong việc kiểm soát chi phí tăng thêm cho một lô hàng, và chọn lựa một mức phí tốt nhất cho bạn.
 

Thành viên trực tuyến

Top