hải yến
New member
- Bài viết
- 2
- Reaction score
- 1
Về nguyên tắc, Ngân hàng được chỉ định không bị ràng buộc vào bất cứ nghĩa vụ nào phải thanh toán hay chiết khấu, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng của mình và sự đồng ý này đã được thông báo cho người thụ hưởng. Việc ngân hàng được chỉ định chỉ tiếp nhận hoặc kiểm tra và gửi chứng từ sẽ không tạo ra trách nhiệm cho ngân hàng này phải thanh toán hoặc chiết khấu. Điều này có nghĩa là, Ngân hàng được chỉ định có thể đồng ý chiết khấu, nhưng cũng có thể từ chối, mà chỉ kiểm tra, gửi chứng từ và thu hộ tiền, vì đơn giản là họ không muốn ứng trước tiền cho người thụ hưởng. Ngân hàng được chỉ định không có trách nhiệm gì về thanh toán , chấp nhận và thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ mặc dù đã kiểm tra đầy đủ về giá trị chân thực, sự phù hợp và gửi chứng từ theo quy định.
Tuy nhiên, nếu Ngân hàng được chỉ định đã chiết khấu bộ chứng từ, nhưng không phát hiện ra lỗi, bị Ngân hàng phát hành từ chối, thì trách nhiệm của Ngân hàng chiết khấu đến đâu? Ngân hàng được chỉ định có quyền truy đòi người thụ hưởng:
Câu trả lời là:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, một khi ngân hàng với chuyên môn của mình đã kiểm tra chặt chẽ bộ chứng từ, không phát hiện ra lỗi chứng từ, sau đó ứng tiền cho người hưởng và thu phí cùng với lãi suất. Nếu ngân hàng phát hành phát hiện bộ chứng từ có lỗi và từ chối trả tiền, thì đó phải được xem là lỗi của Ngân hàng được chỉ định, chứ không phải lỗi của người thụ hưởng, nên Ngân hàng được chỉ định phải gánh chịu tổn thất. Có như vậy mới nâng cao trách nhiệm chuyên môn cho Ngân hàng được chỉ định, hạn chế rủi ro không đáng có cho người thụ hưởng, giúp cho giao dịch L/C trở nên thông suốt và hiểu quả hơn.
Tuy nhiên, Ngân hàng được chỉ định được quyền truy đòi người thụ hưởng trong trường hợp Ngân hàng phát hành không thể hoàn trả (bị phá sản) hoặc bị cấm hoàn trả (lệnh tòa án hay hạn chế quốc gia).
-Quan điểm thứ hai cho rằng, vì Ngân hàng được chỉ định không có bất kỳ cam kết nào về l/c, việc tiếp nhận, kiểm tra và chiết khấu bộ chứng từ chỉ là "dịch vụ thỏa thuận" giữa ngân hàng với khách hàng.
Vì Ngân hàng được chỉ định không có cam kết nào, nên mọi rủi ro về bộ chứng từ do người thụ hưởng chịu.
Tóm lại, quam điểm này cho rằng, việc Ngân hàng được chỉ định kiểm tra bộ chứng từ chỉ là sự "trợ giúp" khách hàng, chứ không phải trách nhiệm gắn với nghĩa vụ phải thanh toán, nếu bộ chứng từ bị từ chối thanh toán.
- ICC không có quan điểm rõ ràng về vấn đề này, mà cho rằng phụ thuộc vào luật pháp quốc gia và mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng chiết khấu.
Trong thực tế, để tránh tranh chấp, cách tốt nhất và cũng thường được các ngân hàng áp dụng, đó là khi chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, các ngân hàng phải thỏa thuận và ghi rõ đó là "chiết khấu có truy đòi hay chiết khấu miễn truy đòi".
Tuy nhiên, nếu Ngân hàng được chỉ định đã chiết khấu bộ chứng từ, nhưng không phát hiện ra lỗi, bị Ngân hàng phát hành từ chối, thì trách nhiệm của Ngân hàng chiết khấu đến đâu? Ngân hàng được chỉ định có quyền truy đòi người thụ hưởng:
Câu trả lời là:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, một khi ngân hàng với chuyên môn của mình đã kiểm tra chặt chẽ bộ chứng từ, không phát hiện ra lỗi chứng từ, sau đó ứng tiền cho người hưởng và thu phí cùng với lãi suất. Nếu ngân hàng phát hành phát hiện bộ chứng từ có lỗi và từ chối trả tiền, thì đó phải được xem là lỗi của Ngân hàng được chỉ định, chứ không phải lỗi của người thụ hưởng, nên Ngân hàng được chỉ định phải gánh chịu tổn thất. Có như vậy mới nâng cao trách nhiệm chuyên môn cho Ngân hàng được chỉ định, hạn chế rủi ro không đáng có cho người thụ hưởng, giúp cho giao dịch L/C trở nên thông suốt và hiểu quả hơn.
Tuy nhiên, Ngân hàng được chỉ định được quyền truy đòi người thụ hưởng trong trường hợp Ngân hàng phát hành không thể hoàn trả (bị phá sản) hoặc bị cấm hoàn trả (lệnh tòa án hay hạn chế quốc gia).
-Quan điểm thứ hai cho rằng, vì Ngân hàng được chỉ định không có bất kỳ cam kết nào về l/c, việc tiếp nhận, kiểm tra và chiết khấu bộ chứng từ chỉ là "dịch vụ thỏa thuận" giữa ngân hàng với khách hàng.
Vì Ngân hàng được chỉ định không có cam kết nào, nên mọi rủi ro về bộ chứng từ do người thụ hưởng chịu.
Tóm lại, quam điểm này cho rằng, việc Ngân hàng được chỉ định kiểm tra bộ chứng từ chỉ là sự "trợ giúp" khách hàng, chứ không phải trách nhiệm gắn với nghĩa vụ phải thanh toán, nếu bộ chứng từ bị từ chối thanh toán.
- ICC không có quan điểm rõ ràng về vấn đề này, mà cho rằng phụ thuộc vào luật pháp quốc gia và mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng chiết khấu.
Trong thực tế, để tránh tranh chấp, cách tốt nhất và cũng thường được các ngân hàng áp dụng, đó là khi chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, các ngân hàng phải thỏa thuận và ghi rõ đó là "chiết khấu có truy đòi hay chiết khấu miễn truy đòi".
Bài viết liên quan
Bài viết mới