Ưu và nhược điểm của Phương thức nhờ thu

Trang Vũ

Member
Bài viết
21
Reaction score
27
I.Khái niệm

Đây là phương thức thanh toán quốc tế trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. học kế toán thực hành

Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:

- Người xuất khẩu khóa học kế toán thuế

- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu)

- Người nhập khẩu

>>>> Xem thêm: học online xuất nhập khẩu ở đâu tốt

II.Phân loại

1.Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection)

1.1.Khái niệm


Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.

(Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.) hành chính nhân sự

1604724090377.png


1.2.Quy Trình:

-Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu

-Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu

-Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết

-Ngân hàng thong báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán. các câu hỏi phỏng vấn

-Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán

-Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền.

-Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền.

Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được.

Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán . Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không Ngân hàng cũng thu phí, Ngân hàng không chiụ trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán . học xuất nhập khẩu ở hà nội

Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu , giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ….

Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.

2.Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection)

2.1.Khái niệm

Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ đi nhận hàng hoá.

Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, không chịu trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. Tuỳ theo cách trả tiền của người nhập khẩu mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ( Document against payment - D/P ) hoặc nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ ( Document against acceptance - D/A ).

Nếu là D/P thì nhà nhập khẩu phải trả ngay số tiền ghi trên tờ hối phiếu trả tiền ngay do người xuất khẩu lập thì mới được lấy bộ chứng từ hàng hoá,

Nếu là D?A thì người nhập khẩu phải ký tên chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu do người xuất khẩu ký phát thì mới được ngân hàng trao bộ chứng từ để đi nhận hàng hoá.

2.2. Trình tự thanh toán nhờ thu thể hiện ở sơ đồ gửi hàng và chứng từ :

-Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ cho người mua lập 1 hối phiếu đòi tiền mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền thu hộ bằng chỉ thị nhờ thu.

-Ngân hàng phục vụ bên bán gửi chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua thu hộ tiền.

-Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền.

-Ngân hàng chuyển tiền cho người bán.

2.3. Ưu và người điểm

-Ưu điểm : Đối với người bán sử dụng phương thức này không tốn kém, đồng thời người bán được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi đảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa được kiểm tra các chứng từ trong một số trường hợp kể cả hàng hoá.
nghiệp vụ quản trị nhân sự
-Nhược điểm: Đối với người xuất khẩu có rủi ro như người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ. Rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước người nhập khẩu và rủi ro hàng hoá có thể bị hải quan giữ. Việc trả tiền quá chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có khi kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. người nhập khẩu chỉ chịu 1 rủi ro trong thanh toán nhờ thu đổi chứng từ là hàng được gửi có thể không giống như đã ghi trên hoá đơn và vận đơn.

Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể coi là sự lựa chọn trung gian có lợi. nếu xét về các ưu điểm tương đối với người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (lợi cho người mua) và thư tín dụng (lợi cho người bán). Do đó, người bán thường thích nhờ thu chứng từ hơn bán hàng trả chậm mà người mua đề nghị.
 
bên mình là bên xuất hàng cũng làm phương thức nhờ thu này rồi uỷ quyền cho bên ngân hàng chuyển chứng từ avf thu giùm tiền, đợt đó bên nhập hàng làm khó, chê hàng này nọ, rồi ngân hàng lại nhung nhà nhùng nhằng không chịu, cuối cùng công ty mình phải cử người sang bển để làm việc. Nói chung áp dụng phương pháp này thì lợi nhiều nhưng hại cũng không ít, tuytf trường hợp mà áp dụng thôi
 

Thành viên trực tuyến

Top