Vận đơn đường biển là gì?

trangtran2018

New member
Bài viết
4
Reaction score
0
I.Khái niệm:

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở. khóa học kế toán tổng hợp tại hà nội

II. Đặc điểm

Khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra

Do có nhiều phương thức vận tải khác nhau, làm cho chứng từ vận tải có nhiều loại và chức năng của chúng cũng khác nhau, trong đó, khi nói đến vận đơn đường biển, ta hiểu đây là loại chứng từ sở hữu hàng hóa và có tên gọi là Bill of Lading

Người kí phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, thường là người có phương tiện chuyên chở, hoặc người kinh doanh chuyên chở khóa học về tài chính

Thời điểm cấp vận đơn có thể là : sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu, hoặc sau khi hàng hóa đã đươc nhận để chở

III Chức năng và phạm vi sử dụng

1.Chức năng
  • Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của ngườ chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn. Vì là bằng chứng đã nhận hàng, nên khi đã phát hành vận đơn, người chuyên chở phải có trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở về số lượng cũng như tình trạng hàng hóa. Đồng thời, tại cảng đích người chuyên chở có nghĩa vụ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp do mình phát hành tại cảng đi
  • Vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Tuy không phải là hợp đồng đích thực, nhưng vận đơn đường biển có giá trị đầy đủ như một hợp đồng, do đó toàn bộ nội dung ghi ở mặt trước và sau của tờ vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở với người sở hữu vận đơn. chỉ số kpi
  • Vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Chức năng sở hữu hàng hóa được thể hiện ở chỗ , người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn.
Phạm vi sử dụng vận đơn đường biển
  • Đối với người gửi hàng: vận đơn là bằng chứng đã giao hàng cho người mua, chứng minh rằng người bán đã hoàn thành trách nhiệm của mình theo hợp đồng thương mại và theo yêu cầu của phương thức thanh toán kèm chứng từ
  • Đối với người nhận hàng: vì vận đơn gốc được dùng làm chứng từ để nhận hàng, nên người mua phải có vận đơn gốc và là người xuất trình đầu tiên cho người chuyên chở thì mới nhân được hàng. Khi một vận đơn gốc đã được xuất trình để nhận hàng thì các vận đơn gốc còn lại không còn giá trị nhận hàng nữa
  • Đối với người chuyên chở: người chuyên chở chỉ có trách nhiệm giao hàng khi nhận được vận đơn gốc đầu tiên, và chỉ phải giao hàng như ghi trên vận đơn. Sau khi giao hàng và thu hồi được vận đơn gốc, người chuyên chở được chứng minh là đã hoàn thành trách nhiệm về chuyên chở hàng hóa
  • Tùy theo từng trường hợp mà vận đơn còn được sử dụng vào các mục đích khác như: là một trong chứng từ quan trọng để các bên có liên quan đến vận đơn tiến thành khiếu nại, kiện tụng lẫn nhau khi phát sinh các tranh chấp, khi có khiếu nại về bảo hiểm hàng hóa, thì vận đơn gốc nhất phải được xuất trình. Vì giữa bảo hiểm đơn và vận đơn có chung các thông số như tên con tàu, hành trình chuyên chở, cảng đi, cảng đích, cảng hàng hóa,…nên khi có khiếu nại về bảo hiểm, thì rõ ràng, vận đơn là chứng cứ rất quan trọng, phải được xuất trình cho công ty bảo hiểm để bồi thường, ngoài ra vận đơn còn được dùng làm chứng từ để làm các thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, khai báo hải quan
 
Các loại vận đơn đường biển nhé các bạn
Phân loại theo chủ thể nhận hàng:

  • Vận đơn đích danh (straight bills of lading): Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ)
  • Vận đơn theo lệnh (order bills of lading): Đây là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn.
  • Vận đơn vô danh (bearer bills of lading): Cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement).
Ngoài cách phân loại theo khả năng chuyển nhượng như trên, tùy theo mục đích cụ thể, người ta có thể chia vận đơn thành một số loại khác như sau:
Phân loại theo tình trạng vận đơn:

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L), còn gọi là vận đơn sạch: không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L), còn gọi là vận đơn bẩn: có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì, chẳng hạn như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm…
Phân loại theo tình trạng nhận hàng:
  • Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu.
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này, do đó, không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu. Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên
Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn
  • Vận đơn chủ (Master Bill of Lading - MBL): do hãng tàu phát hành. Người gửi hàng và người nhận hàng có thể là chủ hàng hay công ty giao nhận (hoặc đại lý).
  • Vận đơn nhà (House Bill of Lading - HBL): do công ty giao nhận vận tải phát hành. Người gửi hàng và nhận hàng thường là chủ hàng (công ty xuất nhập khẩu).
Phân loại theo việc xuất trình vận đơn
  • Vận đơn gốc (Original B/L): người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O).
  • Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.
  • Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc.
Một số loại vận đơn khác
  • Seaway bill: đây thực chất chỉ là Giấy gửi hàng, không có chức năng chứng từ sở hữu như B/L.
  • Switch Bill of Lading: Là loại vận đơn 3 bên, có liên quan đến mua bán sang tay giữa 3 bên, trong đó người mua và người bán cuối cùng thực sự sẽ không biếtnhau, mà thông qua 1 bên trung gian ở giữa. >> Chi tiết Switch Bill of Lading là gì?
  • Combined Bill of Lading - Vận đơn liên hợp: là loại vận đơn sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ điểm khởi hành đến điểm đích bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó thường có 1 chặng tàu biển, chẳng hạn như tàu biển + xe tải. Loại này tương tự như Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal B/L hay Intermodal B/L).
 
Trường hợp khi bị mất vận đơn đường biển thì phải xử lý như thế nào? Bạn nào biết chỉ mình với
 
Các bạn có thể cho mình xem Mẫu vận đơn đường biển như thế nào ko? Cảm ơn cả nhà
 
Trường hợp khi bị mất vận đơn đường biển thì phải xử lý như thế nào? Bạn nào biết chỉ mình với
Hi bạn,
Theo mình hiểu thì bạn đang nói tới ''mất vận đơn gốc''. Thực tế tùy từng hãng tàu nhưng thường bạn phải
- Đặt cọc tiền
- Làm công văn cam kết
Sau đó bạn sẽ nhận lại bộ Bill mới, dĩ nhiên khi bạn đã làm thủ tục nhận hàng và ko có khiếu nại thì tiền cọc sẽ được hãng tàu trả lại nhé
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top