Vận tải là gì? Vai trò của vận tải trong Logistics

Mr.sâu

Member
Bài viết
33
Reaction score
7
1, Vận tải là gì?

Vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng

917966859889445.jpg

vận tải trong logistics

2, Khái niệm vận tải

Logistics hiện nay là kết quả cuộc cách mạng khoa học công nghệ của vận tải. Từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, logistics trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông phân phối. Trên thế giới, không có nước nào thiếu Bộ GTVT hoặc Bộ chuyên ngành phụ trách kết cấu hạ tầng quốc gia. Những nước giàu và mạnh đều có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh (bao gồm: đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, đường bộ, đường sông và hàng không…).

Thế nên, vận tải trở thành hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác an toàn và nhanh chóng bằng các phương tiện vận tải. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay. Người ta có thể quy đổi nó thành khái niệm để thanh toán, như hàng hóa có tấn hàng hóa, tấn km hàng hóa, cũng vậy, hành khách và hành khách km.

3, Vai trò của vận tải trong Logistics?

Trong sản xuất, vận tải khi thỏa mãn nhu cầu tăng năng suất, người ta chỉ có thể dự báo năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải như: toa xe, đầu kéo, ôtô, tàu thủy… chứ không thông báo số lượng nguyên liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh vận tải.

Suy cho cùng, vận tải là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn liền với kết cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại, luật pháp giao nhận minh bạch do một đội ngũ có tay nghề thực thi. Đây là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, tạo ra những sản phẩm mới như: container hóa cảng biển và logistics.

Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ chức logistics càng cố gắng đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của logistics lên cao bằng cách giảm chi phí vận tải.

Theo số liệu thống kê, vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD/năm cho chi phí vận tải của ngành công nghiệp. Chi phí này là quá lớn.

Ở 2 nước xuất gạo châu Á như Thái Lan và Việt Nam, tuy giá thành gạo của hai nước gần như tương đương nhưng trong vòng 20 năm qua, gạo của Thái Lan vẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới và Đông Nam Á vì chi phí vận tải của Thái Lan thấp và thuận lợi hơn Việt Nam.

Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

4, Chiến lược vận tải của Logistics

Ở những thập kỷ tiền công nghiệp trước đây, người ta ít đề cập đến chiến lược vận tải hoàn chỉnh của thế giới. Song từ khi container hóa và toàn cầu hóa ra đời, chúng ta được nghe và tiếp cận với hoạt động này thường xuyên hơn.

Các tập đoàn vận tải đa quốc gia hay công ty xuyên quốc gia bắt đầu nghiên cứu tổng quát tình hình phát triển GTVT, giá cước hàng hóa và hành khách của một số đối tượng, đồng thời cũng nghiên cứu các phương thức vận chuyển, tuyến đường kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất… Việc vận dụng logi stics phổ biến trong lưu thông phân phối không ngoài mục đích hạ giá thành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Như vậy, muốn hoạt động logistics đạt chất lượng và hiệu quả cao, cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động vận tải và ngược lại vận tải muốn có giá thành rẻ phải áp dụng triệt để logistics. Đó là hai mặt của một vấn đề mà người làm logistics không được quên.

Nguồn : sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Nhung Xuka

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Vậy tầm quan trọng của vận tải trong chuỗi cung ứng là gì mọi người?
 

Quang Su

New member
Bài viết
4
Reaction score
0
nếu em hiểu 1 cách đơn giản thì có các loại vận tải đường air, sea, đường bộ,... còn logistics thì lo nhiều khâu trong quá trình vận chuyển và thường là trong trường hợp xnk, Bài viết rất khái quát và mình nghĩ nó phù hợp với việc nghiên cứu hơn là áp dụng trong thực tế .
 

Lê Thanh Trà

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Theo ý kiến cá nhân của mình, thì Vai trò của vận tải trong Logistics có thể triển khai theo hướng này cũng rất hợp lý và dễ dàng nắm bắt thông tin.

Vai trò của vận tải trong logistics

Người vận chuyển (nhà vận tải) là đối tác của logistics bởi lẽ người cung ứng dịch vụ logistics phải lựa chọn phương án vận tải cho từng lô hàng sao cho đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý. Trong thực tế, dòng lưu chuyển của vật chất phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất phức tạp vì nguồn cung ứng vật liệu cho quá trình sản xuất có thể từ nhiều nới, các địa điểm sản xuất, hệ thống kho, các điểm buôn bán lẻ cũng được đặt rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau. Đó là lý do làm chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics, việc cắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí logistics.

Với khách hàng, những tiêu chí mà họ quan tâm nhất trong quá trình phân phối sản phẩm là an toàn, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Việc này đặt ra yêu cầu cho nhà vận tải là phải biết tổ chức, phối hợp giữa các phương thức vận tải, gửi và nhận hàng hóa đối với từng phương thức. Vai trò của từng loại hình vận tải trong dây chuyền logistics được thể hiện như sau:

Vận tải ô tô: mang tính triệt để cao, có thể vận chuyển từ cửa tới cửa. Vận tải ô tô giúp thu gom, giao trả hàng hóa tại các vị trí xa cảng, ga hoặc các điểm tập kết hàng. Vận tải đường bộ linh hoạt trong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc.

Vận tải đường sắt cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Đường sắt có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, với vận tốc ổn định và giá thành thấp hơn đường bộ.

Vận tải hàng không:Do ưu điểm nổi trội của vận tải bằng đường hàng không đối với các lô hàng có giá trị cao, yêu cầu vận chuyển nhanh chóng để đảm bảo chất lượng. Những ưu thế về tốc độ của vận tải hàng không đã góp phần giảm thiểu các rủi ro trong lưu thông các lô hàng, từ đó nâng cao chất lượng chung của dịch vụ logistics và giảm chi phí tổn thất của hàng hóa trong chuỗi cung ứng.

Vận tải biển: Đây là loại hình vận tải được sử dụng nhiều nhất trong các phương thức vận chuyển hàng hóa bởi nó có nhiều ưu điểm: vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn nhờ các tàu có sức chở lớn, đặc biệt là các tàu container thế hệ mới; giá thành vận chuyển thấp do trọng tải tàu biển lớn. Vận tải đường biển thích hợp vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong vận tải đường biển có sự góp mặt quan trọng của cảng biển. Cảng biển là đầu mối vận tải, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không, đường biển, đường ống. Năng lực hoạt động của các biển là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ logistics, đặc biệt là các cảng container.
 

My Nguyễn

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Mình muốn bổ sung thêm
Các phương thức vận tải
Với vai trò như vậy, nếu bạn quan tâm, có thể tìm hiểu thêm 5 phương thức vận tải phổ biến như sau:
Đường bộ: phổ biến nhất, hàng ngày xung quanh chúng ta: hàng hóa, hành khách, vật liệu, đồ gia dụng… Có thể nói vận tải bộ là không thể thiếu với cuộc sống hàng ngày.
Đường sắt: chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Vận tải đường sắt cả hành khách lẫn hàng hóa, cũng sẽ rất thuận lợi, nếu đầu tư đúng mức. Nhìn những nước phát triển sẽ thấy ngay. Chẳng hạn nếu hệ thống đường sắt tốt, tàu chạy được khoảng 150km/h. Bạn đi từ Hà Nội đến Tp.HCM chỉ mất khoảng 8-10 tiếng. Còn từ Hải Phòng đi Hà Nội như tôi thỉnh thoảng vẫn đi, chỉ chưa đến 1 tiếng. Quá là thuận lợi, và an toàn hơn đi ô tô nhiều.
Đường thủy (vận tải biển, thủy nội địa): chiếm gần 80% lượng hàng chuyên chở, thích hợp với những hàng hóa khối lượng lớn, hàng rời (hàng xá), giá trị đơn vị không cao, không cần vận chuyển gấp.
Đường hàng không: thích hợp với những mặt hàng giá trị cao, khối lượng không lớn, thời gian vận chuyển cần nhanh chóng, với cự ly xa. Loại hình này ở Việt Nam chưa phát triển mạnh ở nội địa: chủ yếu bưu kiện và thư tín. Nhưng với quốc tế, thì vận chuyển hàng air cũng là một lĩnh vực sôi động, hấp dẫn với các công ty dịch vụ vận chuyển.
Đường ống: rất đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu lửa … Phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.
Trong mỗi phương thức lại có thể chia nhỏ thành các hình thức khác nhau. Chẳng hạn vận tải biển gồm vận tải container, hàng rời, hàng lỏng…
 

Thành viên trực tuyến

Top