Xử lý trường hợp chứng từ bất hợp lệ với L/C

mottinhyeu

New member
Bài viết
4
Reaction score
1
Trong thanh toán bằng L/C, nếu chứng từ bất hợp lệ. Bên mua không thanh toán, bên bán phải làm sao ?

Anh/chị em vui lòng giải đáp giúp. Xin cảm ơn.
 
vấn đề này mệt đây,
Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau:

(1) Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.

Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau.

Khi đó:

  • Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng
  • Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả
(2) Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường

  • Theo tập quán, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có các sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của người xuất khẩu phải được chính ngân hàng của mình ký xác nhận.
  • Khi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.
(3) Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán:

  • Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán.
  • Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Người bán là người phải chịu phí điện báo.
(4) Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu:

  • Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ
  • Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.
bạn tham khảo thêm trong bài viết này, mình đọc thấy khá chi tiết và thực tế : https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/mot-so-sai-sot-thuong-gap-va-cach-khac-phuc-khi-mo-l-c.html
 
cảm ơn bạn gì kia nhé, mình vào đọc trên Lê Ánh thấy viết cũng hay
 
xuất nhập khẩu LÊ ÁNh có phải chỗ chuyên dạy xnk ko bạn?
 
vấn đề này mệt đây,
Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau:

(1) Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.

Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau.

Khi đó:

  • Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng
  • Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả
(2) Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường

  • Theo tập quán, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có các sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của người xuất khẩu phải được chính ngân hàng của mình ký xác nhận.
  • Khi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.
(3) Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán:

  • Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán.
  • Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Người bán là người phải chịu phí điện báo.
(4) Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu:

  • Nếu không thể sử dụng một trong những cách trên, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch gửi bộ chứng từ với trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ
  • Với cách này, người xuất khẩu phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được bằng thư hàng không cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng của người này. Nếu giá trị hối phiếu là một số tiền lớn, người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng thu ngân chuyển số tiền thu được trên bằng điện chuyển tiền để thu được tiền nhanh hơn.
bạn tham khảo thêm trong bài viết này, mình đọc thấy khá chi tiết và thực tế : https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/mot-so-sai-sot-thuong-gap-va-cach-khac-phuc-khi-mo-l-c.html
Trường hợp nếu như người nhập khẩu nhất quyết không thanh toán vì đã có sai sót và không đủ sự tin tường thi cho mình hỏi trường hợp này người nhập khẩu có quyền làm như thế không? và nếu có, thì phải xử lý như thế nào, có sự can thiệp nào để giúp đỡ nhà xuất khẩu không, hay bắt buộc sẽ phải hoàn trả hàng về ak
 
Các bạn có thể liệt kê giúp mình trường hợp chứng từ không hợp lệ mà các bạn biết được không?
Thanks all!
 
Các bạn có thể liệt kê giúp mình trường hợp chứng từ không hợp lệ mà các bạn biết được không?
Thanks all!
Một số trường hợp bất hợp lệ:

- Hối phiếu
  • Hối phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quan
  • Hối phiếu chưa ký hậu
  • Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không bằng trị giá hoá đơn
  • Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C
  • Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xác

- Hóa đơn thương mại:

  • Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác với L/C và các chứng từ khác
  • Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C
  • Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C
  • Số L/C và ngày mở L/C không chính xác
  • Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với B/L
  • Không có chữ ký theo quy định của L/C

- Vận đơn

  • Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C
  • Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập( chữ ký và con dấu)
  • Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này
  • Số L/C và ngày mở L/C không chính xác
  • Các điều kiện dóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C
  • Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn...

- Chứng từ bảo hiểm

  • Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C
  • Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm không chính xác
  • Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu
  • Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ khác
  • Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lêm tàu hoặc không nêu ngày lập chứng từ bảo hiểm
  • Không nêu số lượng bản chính được phát hành
  • Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm
  • Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoăc nơi khiếu nại, bồi thường theo quy định L/C

- Phiếu đóng gói (packing list)

  • Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên L/C
  • Thông tin về các bên lliên quan không đầy đủ và chính xác
  • Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không khớp với trọng lượng cả chuyến hàng

-Các chứng từ khác:

Ngoài các chứng từ kể trên, thanh toán viên cũng sẽ chú ý kiểm tra các chứng từ sau theo nguyên tắc đã nêu ở trên, trong đó có các chứng từ sau:

- Giấy chứng nhận kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận hun trùng/ Giấychứng nhận kiểm dịch thực vật .. phải được lập hoặc có xác nhận ngày tiến hành kiểm nghiệm/ kiểm dịch là trước ngày giao hàng

- Hoá đơn bưu điện gửi chứng từ ( Courier receipt) ngày nhận chứng từ phải nằm trong thời hạn của L/C, kèm theo xác nhận của người nhận chuyển bộ chứng từ

- Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng phải được lập theo quy định của L/C

- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp hoặc người sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của L/C

- Các điện, fax thông báo giao hàng: thời hạn thông báo phải phù hợp với quy định của L/C
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top