H
HRchannels
Guest
Giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch, thực hiện phát triển các dự án của doanh nghiệp, đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức. Vậy yếu tố nào là cần thiết để trở thành Giám đốc dự án thành công?
Yếu tố cần có của một Giám đốc dự án
1. Kỹ năng quản lý dự án
Muốn trở thành Giám đốc dự án tuyệt vời, đầu tiên bạn phải có kiến thức về quản lý dự án. Trên thực tế thì bạn phải biết về mọi thứ bởi có rất nhiều dự án đa dạng, với vai trò là một giám đốc thì bạn cũng cần phải có kiến thức kinh doanh nữa. Dù vậy nhưng bạn đừng quá lo lắng, quan trọng nhất vẫn là các nhiệm vụ chính, bạn cần có kỹ năng dẫn dắt mọi người trong nhóm hoàn thành tốt dự án.
Bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để phát hiện ra vấn đề, xử lý nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề. Trước khi làm Giám đốc dự án thì có lẽ bạn cũng đã từng có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức trong một lĩnh vực nào đó liên quan, ví dụ như nhà phát triển phần mềm, quản lý tiếp thị, nhà thiết kế,.... Đây sẽ làm điểm cộng cho bạn, hỗ trợ cho công việc, tuy nhiên bạn cũng phải nhớ rằng mình vẫn cần phát triển, trau dồi kiến thức về các quy trình quản lý dự án, khung, quản lý con người.
Một Giám đốc dự án chuyên nghiệp cần hiểu biết sâu về các trường hợp kinh doanh, quy trình quản lý rủi ro. Đồng thời phải biết giám sát và kiểm soát ngân sách.
2. Khả năng tổ chức
Ở vai trò nhà lãnh đạo, bạn bắt buộc phải có khả năng tổ chức, kỹ năng quản lý và chỉ huy cấp dưới, biết sử dụng hiệu quả nhân lực, sắp xếp đội ngũ cán bộ nhân viên sao cho phù hợp nhằm tối ưu hóa năng suất công việc. Kỹ năng tổ chức chuyên nghiệp, khoa học sẽ giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn. Bạn cần biết cách phân chia thời gian, nhiệm vụ sao cho đúng người đúng việc, đảm bảo tiến độ dự án, như thế mới không để phí thời gian, hạn chế sai sót, áp lực và chất lượng công việc.
3. Khả năng định hướng công việc cụ thể
Giám đốc dự án là người đưa ra các quyết định, quản lý dự án, có ảnh hưởng rất lớn đối với một doanh nghiệp, có thể nói người này có tác động quan trọng trong sự thành bại của công ty. Bởi vậy, khi đảm nhận chức vụ này, bạn phải có cái nhìn tổng thể, càng quản lý dự án lớn thì càng định hướng công việc chi tiết, rõ ràng. Một Giám đốc dự án giỏi luôn biết cách quản lý, chia nhóm công việc và theo dõi chúng một cách cẩn thận, kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết sự cố, vấn đề phát sinh. Để làm được bước này thì bạn phải có đam mê với công việc, có khả năng kiểm soát rủi ro, xử lý hiệu quả mọi tình huống.
4. Khả năng giải quyết các vấn đề
Điểm khác biệt giữa người quản lý dự án giỏi chính là nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết tình huống một cách chính xác, hiệu quả. Bạn phải luôn tập trung tìm ra được những giải pháp đúng đắn từ việc giữ đúng tiến độ, mục tiêu hoàn thành, chất lượng dự án, chú ý đến hiệu quả công việc, tìm hướng đi mới nếu phải đối mặt với rắc rối một cách linh động.
Hầu hết các dự án đều phát sinh vấn đề, trong vai trò của người chỉ huy bạn phải chứng minh được năng lực làm việc của mình, đi tiên phong tìm giải pháp, chủ trì các cuộc họp giúp dự án đi về đúng lộ trình, hỗ trợ công việc trong nhóm, hạn chế rủi ro.
5. Kỹ năng giao tiếp
Bên cạnh những yếu tố thuộc về chuyên môn, kỹ năng cứng thì một Giám đốc dự án chuyên nghiệp còn phải có kỹ năng mềm. Việc xử lý các dự án, làm việc với đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, cấp trên và nhân viên đòi hỏi bạn phải có giao tiếp tốt, khả năng thích ứng nhanh, tư duy phân tích, quyết đoán, đàm phán giỏi. Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản hay lời nói tuyệt vời sẽ giúp bạn trở thành người đứng top đầu trong lĩnh vực của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên rèn luyện cho mình kỹ năng quản lý thời gian, khả năng duy trì lịch trình và đáp ứng thời hạn, kiến thức làm việc với công cụ quản lý dự án, phần mềm...
6. Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện dự án
Tất nhiên một Giám đốc dự án phải có được kỹ năng này, để phân biệt giữa người giỏi và người bình thường thì có thể thông qua các họ xây dựng kế hoạch cho đến khâu thực hiện dự án đó như thế nào. Kết quả sẽ hoàn hảo nếu ngay từ bước đầu đi đúng hướng và có những kế hoạch chi tiết, một bản phác thảo tỉ mỉ, cách làm việc chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên một dự án thành công. Ví dụ, trong lĩnh vực kiến trúc thì sẽ có rất nhiều bước, kế hoạch, bắt đầu ý tưởng, lập bản vẽ, phác thảo kế hoạch chi tiết,... cùng những mảnh nhỏ công việc khác giữa mỗi bước, kiến trúc sư chỉ mà một người cung cấp một mảnh nhỏ còn Giám đốc dự án mới là người tổng hợp tất cả lại, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh.
>>> Brand Manager là gì? Tất tần tật về Brand Manager?
7. Quản lý các bên liên quan của dự án, nguồn lực
Giám đốc dự án phải nắm rõ được công việc của từng thành viên trong nhóm và đảm bảo mọi người đều thực hiện tốt vai trò của mình, bởi vậy nên kỹ năng quản lý nguồn lực tốt cũng chính là chìa khóa thành công để mở ra con đường sự nghiệp đầy thăng tiến. Bên cạnh đó, họ thường xuyên họp với khách hàng, đối tác làm ăn để báo cáo tình hình những việc đã hoàn thành, việc gặp vấn đề, để đảm bảo mọi người đều hiểu đúng tình hình dự án.
8. Kỹ năng quản lý ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án
Mỗi dự án sẽ có quỹ ngân sách, khung thời gian nhất định để thực hiện, vai trò của giám đốc dự án cũng chính là quản lý mọi thứ sao cho hoạt động dự án được trơn tru, kịp tiến độ và ngân sách được cho. Tiến hành kiểm soát lộ trình, giám soát sát sao từng bước thực hiện, thúc đẩy các thành viên hoàn thành tốt công việc của mình, đảm bảo mục tiêu chung của cả nhóm.
9. Quản lý rủi ro và xung đột dự án
Không ai có thể chắc chắn kế hoạch được thực hiện suôn sẻ 100%, giám đốc dự án cũng vậy. Một người quản lý giỏi là phải biết đặt ra tình huống, lường trước được rủi ro có thể xảy đến, đồng thời lên kế hoạch xử lý, khắc phục nhanh chóng, chính xác để hạn chế tối đa tác động xấu đến với công việc. Nguồn gốc gây xung đột trong quản lý dự án có thể đến từ việc lập kế hoạch dự án, các ưu tiên của dự án, nguồn tài lực, quan điểm kỹ thuật, thủ tục hành chính, chi phí, vấn đề cá nhân,...
Chi tiết liên hệ:
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Yếu tố cần có của một Giám đốc dự án
1. Kỹ năng quản lý dự án
Muốn trở thành Giám đốc dự án tuyệt vời, đầu tiên bạn phải có kiến thức về quản lý dự án. Trên thực tế thì bạn phải biết về mọi thứ bởi có rất nhiều dự án đa dạng, với vai trò là một giám đốc thì bạn cũng cần phải có kiến thức kinh doanh nữa. Dù vậy nhưng bạn đừng quá lo lắng, quan trọng nhất vẫn là các nhiệm vụ chính, bạn cần có kỹ năng dẫn dắt mọi người trong nhóm hoàn thành tốt dự án.
Bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để phát hiện ra vấn đề, xử lý nhanh gọn, hiệu quả các vấn đề. Trước khi làm Giám đốc dự án thì có lẽ bạn cũng đã từng có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức trong một lĩnh vực nào đó liên quan, ví dụ như nhà phát triển phần mềm, quản lý tiếp thị, nhà thiết kế,.... Đây sẽ làm điểm cộng cho bạn, hỗ trợ cho công việc, tuy nhiên bạn cũng phải nhớ rằng mình vẫn cần phát triển, trau dồi kiến thức về các quy trình quản lý dự án, khung, quản lý con người.
Một Giám đốc dự án chuyên nghiệp cần hiểu biết sâu về các trường hợp kinh doanh, quy trình quản lý rủi ro. Đồng thời phải biết giám sát và kiểm soát ngân sách.
2. Khả năng tổ chức
Ở vai trò nhà lãnh đạo, bạn bắt buộc phải có khả năng tổ chức, kỹ năng quản lý và chỉ huy cấp dưới, biết sử dụng hiệu quả nhân lực, sắp xếp đội ngũ cán bộ nhân viên sao cho phù hợp nhằm tối ưu hóa năng suất công việc. Kỹ năng tổ chức chuyên nghiệp, khoa học sẽ giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn. Bạn cần biết cách phân chia thời gian, nhiệm vụ sao cho đúng người đúng việc, đảm bảo tiến độ dự án, như thế mới không để phí thời gian, hạn chế sai sót, áp lực và chất lượng công việc.
3. Khả năng định hướng công việc cụ thể
Giám đốc dự án là người đưa ra các quyết định, quản lý dự án, có ảnh hưởng rất lớn đối với một doanh nghiệp, có thể nói người này có tác động quan trọng trong sự thành bại của công ty. Bởi vậy, khi đảm nhận chức vụ này, bạn phải có cái nhìn tổng thể, càng quản lý dự án lớn thì càng định hướng công việc chi tiết, rõ ràng. Một Giám đốc dự án giỏi luôn biết cách quản lý, chia nhóm công việc và theo dõi chúng một cách cẩn thận, kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết sự cố, vấn đề phát sinh. Để làm được bước này thì bạn phải có đam mê với công việc, có khả năng kiểm soát rủi ro, xử lý hiệu quả mọi tình huống.
4. Khả năng giải quyết các vấn đề
Điểm khác biệt giữa người quản lý dự án giỏi chính là nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết tình huống một cách chính xác, hiệu quả. Bạn phải luôn tập trung tìm ra được những giải pháp đúng đắn từ việc giữ đúng tiến độ, mục tiêu hoàn thành, chất lượng dự án, chú ý đến hiệu quả công việc, tìm hướng đi mới nếu phải đối mặt với rắc rối một cách linh động.
Hầu hết các dự án đều phát sinh vấn đề, trong vai trò của người chỉ huy bạn phải chứng minh được năng lực làm việc của mình, đi tiên phong tìm giải pháp, chủ trì các cuộc họp giúp dự án đi về đúng lộ trình, hỗ trợ công việc trong nhóm, hạn chế rủi ro.
5. Kỹ năng giao tiếp
Bên cạnh những yếu tố thuộc về chuyên môn, kỹ năng cứng thì một Giám đốc dự án chuyên nghiệp còn phải có kỹ năng mềm. Việc xử lý các dự án, làm việc với đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, cấp trên và nhân viên đòi hỏi bạn phải có giao tiếp tốt, khả năng thích ứng nhanh, tư duy phân tích, quyết đoán, đàm phán giỏi. Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản hay lời nói tuyệt vời sẽ giúp bạn trở thành người đứng top đầu trong lĩnh vực của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên rèn luyện cho mình kỹ năng quản lý thời gian, khả năng duy trì lịch trình và đáp ứng thời hạn, kiến thức làm việc với công cụ quản lý dự án, phần mềm...
6. Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện dự án
Tất nhiên một Giám đốc dự án phải có được kỹ năng này, để phân biệt giữa người giỏi và người bình thường thì có thể thông qua các họ xây dựng kế hoạch cho đến khâu thực hiện dự án đó như thế nào. Kết quả sẽ hoàn hảo nếu ngay từ bước đầu đi đúng hướng và có những kế hoạch chi tiết, một bản phác thảo tỉ mỉ, cách làm việc chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên một dự án thành công. Ví dụ, trong lĩnh vực kiến trúc thì sẽ có rất nhiều bước, kế hoạch, bắt đầu ý tưởng, lập bản vẽ, phác thảo kế hoạch chi tiết,... cùng những mảnh nhỏ công việc khác giữa mỗi bước, kiến trúc sư chỉ mà một người cung cấp một mảnh nhỏ còn Giám đốc dự án mới là người tổng hợp tất cả lại, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh.
>>> Brand Manager là gì? Tất tần tật về Brand Manager?
7. Quản lý các bên liên quan của dự án, nguồn lực
Giám đốc dự án phải nắm rõ được công việc của từng thành viên trong nhóm và đảm bảo mọi người đều thực hiện tốt vai trò của mình, bởi vậy nên kỹ năng quản lý nguồn lực tốt cũng chính là chìa khóa thành công để mở ra con đường sự nghiệp đầy thăng tiến. Bên cạnh đó, họ thường xuyên họp với khách hàng, đối tác làm ăn để báo cáo tình hình những việc đã hoàn thành, việc gặp vấn đề, để đảm bảo mọi người đều hiểu đúng tình hình dự án.
8. Kỹ năng quản lý ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án
Mỗi dự án sẽ có quỹ ngân sách, khung thời gian nhất định để thực hiện, vai trò của giám đốc dự án cũng chính là quản lý mọi thứ sao cho hoạt động dự án được trơn tru, kịp tiến độ và ngân sách được cho. Tiến hành kiểm soát lộ trình, giám soát sát sao từng bước thực hiện, thúc đẩy các thành viên hoàn thành tốt công việc của mình, đảm bảo mục tiêu chung của cả nhóm.
9. Quản lý rủi ro và xung đột dự án
Không ai có thể chắc chắn kế hoạch được thực hiện suôn sẻ 100%, giám đốc dự án cũng vậy. Một người quản lý giỏi là phải biết đặt ra tình huống, lường trước được rủi ro có thể xảy đến, đồng thời lên kế hoạch xử lý, khắc phục nhanh chóng, chính xác để hạn chế tối đa tác động xấu đến với công việc. Nguồn gốc gây xung đột trong quản lý dự án có thể đến từ việc lập kế hoạch dự án, các ưu tiên của dự án, nguồn tài lực, quan điểm kỹ thuật, thủ tục hành chính, chi phí, vấn đề cá nhân,...
Chi tiết liên hệ:
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Bài viết liên quan
Bài viết mới