Chia sẻ Cần tìm hiểu gì trước khi kinh doanh thực phẩm

hanhnguyeneee

New member
Bài viết
7
Reaction score
0
Kinh doanh thực phẩm là gì? Ngành kinh doanh thực phẩm là gì? Kinh doanh thực phẩm cần giấy tờ gì? Đây là câu hỏi mà có lẽ bất cứ ai cũng thắc mắc và mong muốn tìm được câu trả lời chính xác nhất, vậy hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới cùng GoSELL nhé!
20_S1KsQG00Ba4yA8283MH4bo2O4EJ5dNCNWZmVtZCUkXPU9qZH_6SVHB3kvxghJHrqEK_UlIjN42pacr8UCNrNErdNlzkv37Zuef5wQkdSCKOtY42wbOwd-f4NqPdhhvHqsLFhKRAuTuwzpIGKL6TRwr_lcVHoTBmNBJDANp9COUe2O_GNYxLPNIA


Kinh doanh thực phẩm là gì?​

Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010
Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện an toàn để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xem thêm: Xu hướng thị trường ngành thực phẩm sạch hiện nay

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là gì?​

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là cơ sở chuyên lĩnh vực hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh thực phẩm bao gồm các loại thực phẩm thông thường trên thị trường thuộc quản lý của 03 Bộ hiện hành là Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc Bộ Y tế​

Theo Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đặc điểm kinh doanh thực phẩm​

Kinh doanh thực phẩm là một trong số hàng nghìn hình thức kinh doanh, là lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, nó có đặc điểm chung giống như trên nhưng có những đặc điểm riêng đó là:
– Người tiêu dùng ít hiểu biết về hàng hoá có hệ thống: trên thị trường có tới hàng chục ngàn mặt hàng, dù người ta đã tận dụng được nhiều phương pháp giới thiệu hàng hoá, về doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ hết được về địa chỉ sản xuất, chất lượng, đặc tính, công dụng và cách thức sử dụng của tất cả các loại hàng hoá.
– Sức mua trên thị trường biến đổi lớn, theo thời gian, theo địa phương…người tiêu dùng có thể cân nhắc rất kỹ khi cần mua sắm nhất là vào thời điểm có rất nhiều hàng tiêu dùng có khả năng thay thế lẫn nhau.
– Sự khác biệt về người tiêu dùng rất lớn: giữa tầng lớp dân cư, địa vị, các tập đoàn khác nhau về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, độ tuổi, tập quán sinh hoạt nên sự hiểu biết và tiêu dùng của họ về các loại sản phẩm về thực phẩm khác biệt nhau.
– Nhiều người mua vì hàng thực phẩm gắn với cuộc sống hàng ngày của nhân dân, các thành viên trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng nhưng mỗi lần mua không nhiều, lặt vặt và phân tán vì nhu cầu đời sống rất đa dạng.

Có nên kinh doanh thực phẩm sạch?​

Xem thêm: Những lưu ý khi kinh doanh thực phẩm sạch online
Nhu cầu về thực phẩm sạch đang tăng lên từng ngày, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các gia đình có thu nhập tốt thậm chí còn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.
Chính vì nhu cầu này mà nhiều cửa hàng thực phẩm sạch đã mọc lên. Đây là một ngành đáng để quan tâm, lựa chọn kinh doanh, đầu tư công sức và tiền bạc. Chúc bạn thành công!
 
Top