Các phương thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ

Bài viết
1
Reaction score
0
Trong thương mại quốc tế người ta thường gặp các phương thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ, cùng tìm hiểu trên cộng đồng xuất nhập khẩu nhé.
1.Nhập khẩu thiết bị đặc biệt
Trên cơ sở vật chất của người nhập khẩu như nhà xưởng, công trình, cơ sở sản xuất tiến hàng nhập khẩu bổ sung: Dây chuyền thiết bị sản xuất, thiết bị đồng bộ, thiết bị đặc biệt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện chiến lược đầu tư theo chiều sâu.
- Ưu điềm: Tiết kiệm chi phí đầu tư tuy nhiên công tác cải tiến sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đưa lại lợi ích kinh tế cho nhà nhập khẩu.
- Nhược điểm: Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp cho cả quá trình sản xuất là không dễ dàng. Bên cạnh đó nhà nhập khẩu phải bỏ ra các chi phí vận hành, điều chỉnh cơ cấu cũng như đào tạo nhân viên.
2.Nhập khẩu thiết bị cùng với giấy phép sử dụng
Việc nhập khẩu thiết bị máy móc kèm mua thêm giấy phép sử dụng những đối tượng thuộc sở hữu của người xuất khẩu có tính chất kỹ thuật hỗ trợ sự vận hành thiết bị (quy trình công nghệ, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, nhãn hiệu, tên thương mại)
3.Nhập khẩu thiết bị kèm theo giấy phép sử dụng và quyền xuất khẩu
Phương thức này bổ sung thêm quyền của nhà nhập khẩu trên cơ sở phương thức 2; theo đó, sản phẩm được sản xuất từ thiết bị nhập khẩu sẽ được phép xuất khẩu và cạnh tranh với sản phẩm của nhà sản xuất gốc trên thị trường.
4.Chìa khoá trao tay
Phương thức này trách nhiệm của người bán cao bao gồm xuất nhập khẩu thiết bị, lập nghiên cứu khả thi của dự án, lắp ráp hoàn chỉnh và vận hành để bàn giao cho nhà nhập khẩu. Phân loại:
- Chìa khoá trao tay thuần tuý: Người bán hoàn tất các công việc liên quan đến việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt, vận hành và chạy thử thiết bị, lập biên bản nghiệm thu trong đó ghi rõ thiết bị hoạt động tốt. Cuối cùng bàn giao thiết bị, tổng kết dự án cho người nhập khẩu.
- Chìa khoá trao tay kỹ thuật: Người bán phải tăng thêm trách nhiệm của mình là xây dựng nhà xưởng, thực thi dự án, nhập khẩu dây chuyền thiết bị, lắp ráp, vận hành và chạy thử thiết bị đồng thời cam kết giám sát và đào tạo, và hướng dẫn các nghiệp vụ về vận hành, bảo hành, sửa chữa trong một thời gian nhất định.
5.Giá và lệ phí
Người chủ công trình thuê một thương nhân khác thay mặt nhà thầu tổ chức quá trình nhập khẩu thiết bị. Bản chất của phương thức này là “Giá – phí” nghĩa là ngoài giá nhập khẩu thiết bị như phương thức chìa khoá trao tay, người chủ dự án (nhà đầu tư) phải trả thêm một khoản phí cho nhà thầu.
6.Sản phẩm trao tay
Người bán chịu trách nhiệm đào tạo cho người mua một đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhằm đảm bảo vận hành thiết bị, dây chuyền sản xuất đúng tiêu chuẩn để sản phẩm sản xuất ra đạt sản lượng, quy cách chất lượng yêu cầu.
7.Thị trường trao tay
Người bán có thêm trách nhiệm giúp người mua xuất khẩu một lượng nhất định sản phẩm sản xuất ra đến khi đạt một phần thị phần nào đó trên thị trường thoả thuận.
8.Phương án toàn bộ
Người mua ký hợp đồng nhập khẩu với nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng là lập dự án, khảo sát, thiết kế, lập bản nghiên cứu khả thi (hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ thuật), nhập khẩu thiết bị, làm mọi công việc để thiết bị, dây chuyền vận hành đúng yêu cầu, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Cuối cùng, người bán bàn giao cho người mua lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí. Vì vậy trong hợp đồng quy định rõ tiền thù lao, các chi phí thực hiện hợp đồng. Phương án này giống như hình thức đầu tư nhưng khác là sau khi hoàn tất các công việc thì chuyển giao quyền sở hữu trên cơ sở giá thoả thuận.
Nếu bạn có vấn đề gì thảo luận về chủ đề này tại weblogistics vui lòng để lại bình luận ngay phía dưới bài viết nhé.
 
Top