Giải đáp Đối Tượng Kiểm Tra Sau Thông Quan

MÃ HỒNG ĐỨC

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Đối tượng được lưu ý về kiểm tra sau thông quan mà bạn cần quan tâm, được quy định tại Điều 5 Quyết định 1410/QĐ-TCHQ Về việc ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan như sau:​

>>>>> xem nhiều: khóa học báo cáo quyết toán hải quan


Lựa chọn đối tượng đề xuất kiểm tra

Công chức/nhóm công chức tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan trên cơ sở kết quả thu thập, phân tích thông tin theo hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 Quy trình này hoặc theo chỉ đạo của cấp trên.​

1.1. Lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan

1.1.1. Tại trụ sở Chi cục Hải quan.

Trên cơ sở xác định các nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy trình này, công chức/nhóm công chức thực hiện:

a) Lưa chọn để đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra ngay đối với các hồ sơ hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4, cụ thể:

- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu nghi ngờ về trị giá do bộ phận thông quan chuyển (theo quy định tại điểm a.2, b.2 khoản 2, Điều 25 Thống tư 38/2015/TT-BTC).

- Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm, vi phạm tương tự với trường hợp đã được Chi cục kiểm tra ấn định và các trường hợp phản hồi trên hệ thống theo khoản 4 Điều 17 quy trình này.

b) Đối với nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan khác, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định tính chất, mức độ vi phạm; ưu tiên lựa chọn đối tượng kiểm tra có dấu hiệu vi phạm rõ, cụ thể, có số thuế dự kiến chênh lệch lớn để đề xuất kiểm tra trước. Đồng thời căn cứ nguồn lực lập kế hoạch theo dõi, tiếp tục thu nhập thông tin để tiếp tục xem xét kiểm tra đối với người khai hải quan còn lại có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự...

c) Lưu ý khi lựa chọn để đề xuất kiểm tra:

c.1) Trừ những lô hàng đã được Chi cục Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan, tập trung kiểm tra những hồ sơ hàng hóa luồng xanh chưa được Chi cục Hải quan kiểm tra trong thông quan.

c.2) Trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, phải đề xuất kiểm tra toàn bộ (100%) tờ khai đã thông quan có dấu hiệu vi phạm đã xác định (trong thời hạn 60 ngày).

c.3) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhưng người khai hải quan được xác định có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế theo quy định tại khoản 1, Điều 97 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 thì lập phiếu chuyển nghiệp vụ chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan xem xét báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan

c.3.1) Người khai hải quan có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế được xác định theo một trong các tiêu chí cụ thể như sau:

- Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan liên quan đến nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực;

- Người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan lớn, kim ngạch và trị giá cao;

- Dấu hiệu vi phạm của người khai hải quan có số lượng tờ khai hải quan ngoài thời hạn 60 ngày lớn, phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan, nhiều Cục Hải quan.

- Dấu hiệu vi phạm nếu chỉ nhìn trên hồ sơ người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan theo quy định thì khả năng thực hiện kiểm tra tại Chi cục Hải quan chưa đủ cơ sở kết luận chính xác (ví dụ như: các dấu hiệu liên quan đến việc phân tích phân loại hàng hóa phải thực hiện giám định, các vấn đề phải xin ý kiến các đơn vị có liên quan).

c.3.2) Trên cơ sở các tiêu chí chung quy định tại điểm c.3.1 nêu trên và tùy đặc điểm tình hình của từng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan tham mưu cho Cục trưởng Cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phân loại xác định người khai hải quan có khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế Chi cục Hải quan thực hiện chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan để xem xét kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.

>>>>> Bài viết tham khảo: khóa học khai báo Hải quan

1.1.2. Tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Trên cơ sở nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm, nhóm người khai hải quan có rủi ro cao đã xác định tại khoản 2 Điều 4 Quy trình này, công chức/nhóm công chức thực hiện lựa chọn để đề xuất kiểm tra (trừ các hồ sơ Chi cục Hải quan đã kiểm tra sau thông quan theo đúng quy định):

a) Ưu tiên lựa chọn để đề xuất kiểm tra trước đối với các trường hợp thuộc khoản 2.1 Điều 4 quy trình này, cụ thể:

a.1) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự các trường hợp đã được Chi cục Kiểm tra sau thông quan kiểm tra, ấn định thuế.

a.2) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan đã được Chi cục Hải quan kiểm tra trong thời hạn 60 ngày nhưng chưa thực hiện khai bổ sung các tờ khai có cùng dấu hiệu vi phạm ngoài thời hạn 60 ngày đến 5 năm.

a.3) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự đã được một Chi cục Hải quan kiểm tra ấn định nhưng tại các Chi cục Hải quan thuộc địa bàn Cục Hải quan chưa thực hiện kiểm tra.

a.4) Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan chuyển theo quy định tại điểm g.2, khoản 3, Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

b) Các trường hợp khác (từ thông tin phiếu chuyển nghiệp vụ của Chi cục Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy trình này, nguồn thông tin từ thu thập và các nguồn thông tin khác), công chức/nhóm công chức xác định lựa chọn kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định tính chất, mức độ vi phạm lớn, mức độ rủi ro cao, số thuế chênh lệch dự kiến lớn... Đồng thời, đề xuất kế hoạch kiểm tra đối với các trường hợp còn lại có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro tương tự.

1.2. Đối với trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan

Trên cơ sở hồ sơ hải quan/người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm nêu tại khoản 3.1, Điều 4 Quy trình này, người khai hải quan xác định có rủi ro cao đã được xác định theo khoản 3.2, Điều 4 Quy trình này và danh sách kiểm tra theo kế hoạch đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt nêu tại khoản 3.3, Điều 4 Quy trình này, công chức/nhóm công chức thực hiện:

a) Đề xuất kế hoạch thực hiện kiểm tra đối với người khai hải quan đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao cho đơn vị.

b) Ưu tiên đề xuất lựa chọn kiểm tra trước đối với các trường hợp:

b.1) Các trường hợp theo quy định tại điểm a.1, a.2, a.3, a.4 khoản 1.1.2, Điều này nhưng chưa thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.

b.2) Các trường hợp khác từ thông tin phiếu chuyển nghiệp vụ của Chi cục Hải quan và chuyển hình thức kiểm tra (tại trụ sở cơ quan hải quan sang tại trụ sở người khai hải quan) theo quy định tại khoản 2, 3, Điều 16 Quy trình này.

Lưu ý: Riêng công chức/nhóm công chức thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan khi thực hiện theo điểm này có thể lựa chọn đề xuất người có thẩm quyền xem xét quyết định Cục Kiểm tra sau thông quan trực tiếp kiểm tra hoặc giao các Cục Hải quan thực hiện kiểm tra.

b.3) Các trường hợp khác, công chức/nhóm công chức xác định lựa chọn kiểm tra trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định tính chất, mức độ vi phạm, mức độ rủi ro cao. Lập kế hoạch kiểm tra đối với các trường hợp còn lại có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro tương tự.

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>>Xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online
 

Thành viên trực tuyến

Top