Vận tải đa phương thức là gì? Có bao nhiêu phương thức vận tải?

One Star

New member
Bài viết
5
Reaction score
4
Có vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không... nhưng em thấy có thêm hình thức vận tải đa phương thức là gì?
Với cả có những hình thức vận tải đa phương thức nào vậy mng?
 

Tường Vy

New member
Bài viết
3
Reaction score
3
Bạn đọc để hiểu hơn về hình thức vận tải đa phương thức nhé!

Vận tải đa phương thức là phươc thức vận chuyển hàng hóa từ hai phương thức vận tải khác nhau trở lên.

“Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam. Vận chuyển đến một địa điểm được chỉ định để giao hàng ở nước ngoài và ngược lại.
“Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

Có 5 phương thức vận tải:
  • Đường Bộ
  • Đường Thủy (Gồm thủy nội địa và vận tải biển)
  • Đường Sắt
  • Đường hàng không
  • Đường ống (Chuyên dùng cho hàng hóa: dầu mỏ, khí đốt,..)
Phương tiện vận tải: Loại phương tiện sử dụng để vận tải. Ví dụ: tàu thủy, xà lan, ôtô, máy bay;

Vận tải đơn phương thức: Chỉ sử dụng một phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa. Người vận tải phát hành chứng từ vận tải của mình (B/L, AWB, phiếu gửi hàng).

2. Đặc điểm của vận tải đa phương thức

- Vận tải kết hợp vận tải hàng hóa trong 1 loại đơn vị xếp dỡ kết hợp các phương thức vận tải khác nhau;

- Vận tải đa phương thức: vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một người vận tải. (Hay người khai thác – operator). Tổ chức cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát (thông qua 1 hoặc nhiều điểm chuyển tải) đến điểm/cảng đích.

- Tùy vào trách nhiệm được phân chia trên toàn bộ quá trình vận tải; các loại chứng từ vận tải khác nhau sẽ được sử dụng.

- Kinh doanh vận tải đa phương thức là hình thức một người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác kí một hợp đồng vận tải đa phương thức. Và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng; hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức. Có trách nhiệm về hàng hóa theo hợp đồng, người gửi hàng trả phí khi sử dụng dịch vụ.

3. Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam

Các phương thức vận tải phối hợp giao nhận hàng hóa trong hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam.

  • Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường sắt (2R)
  • Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường hàng không (R-A)
  • Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với vận tải biển, thủy nội địa (R-S)
  • Phương thức vận tải đường hàng không kết hợp với đường biển (A-S)
  • Phương thức vận tải hỗn hợp (2RIS)
4. Nhu cầu phát triển vận tải đa phương thức:

Lựa chọn phương thức vận tải kết hợp phù hợp với từng loại hàng hóa
Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và phổ biến hơn xuất phát từ những lý do sau:
  • Xu thế tiêu chuẩn hóa, như vận chuyển bằng container, pallet; tận dụng lợi thế về quy mô
  • Chi phí hiệu quả do kết hợp ưu thế của từng phương thức vận tải: vận tải linh hoạt; tần suất lớn, just in time, đơn giản hóa (với sự tham gia và chịu trách nhiệm của 1 nhà tổ chức vận tải).
  • Yếu tố môi trường làm giảm mức độ sử dụng các phương thức vận tải gây ô nhiễm môi trường. Thay thế bằng những phương thức vận tải thân thiện hơn.
  • Sự gia tăng của hoạt động thương mại quốc tế, giải quyết vấn đề quá tải ở một số phương thức vận tải. (Điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các phương thức vận tải).
  • Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất để phục vụ hiệu quả cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
5. Lợi ích của vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân.
Các giá trị vận tải đa phương thức mang lại có thể được phân tích như sau:
  • Giảm chi phí logistics & Just in time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa và sản xuất.
  • Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế.
  • Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Do khi sử dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn.
  • Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng.
  • Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị trường. (Đặc biệt là thị trường quốc tế) thông qua mạng lưới vận tải kết nối.
  • Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những chứng từ không cần thiết.
 
Top