Thảo luận Case study về rủi ro trong thanh toán quốc tế

Bài viết
1
Reaction score
0
NMI (Việt Nam) ký hợp đồng mua bán với một công ty thương mại của Ấn Độ (FZE India) , hàng là hạt bi (steel ball) , đóng trong 04 cont 40’ HQ. Điệu kiện giao hàng: C&F HCM.

Nhà sản xuất, đồng thời cũng là shipper, là một nhà máy ở China , hàng sẽ đi trực tiếp từ cảng Shanghai, China đến Hồ Chí Minh. (Như vậy trong TH này bên Cty Ấn Độ FZE chỉ là mua đi bán lại)

Hợp đồng mua bán quy định thanh toán bằng thư tín dụng L/C. Bên NMI Việt Nam tiến hành mở L/C tại ngân hàng công thương Việt Nam , ngày L/C (Date of issue) : 17/03/2020

Ngày hết hạn L/C (Date of expiry) : 15/05/2020.

Tới ngày 01/04, Cty forwarder ABC Việt Nam (đại lý của FWD vận chuyển lô hàng này cho bên bán) phát thông báo hàng đến, hàng đã cập cảng Hồ Chí Minh. Lô hàng được 14 ngày DEM (Miễn phí lưu Cont 14 ngày) tại cảng.

Tuy nhiên đến 01/05, bên công ty Ấn Độ vẫn chưa xuất trình được bộ chứng từ theo yêu cầu L/C cho ngân hàng. Theo như giải thích của FZE India, do dịch covid nên chưa thể gửi được (mình không nghĩ Ấn Độ cấm hoàn toàn đến mức không thể chạy ra DHL hay gọi DHL đến lấy bộ chứng từ). Thực ra , nguyên nhân chủ yếu mình nghĩ có thể cũng có thể là do bên công ty này đang gặp vấn đề gì đó với bên nhà máy sản xuất tại China, dẫn đến chưa nhận được hồ sơ gốc từ công ty đó, có thể là vận đơn gốc, có thể là C/O – những chứng từ bắt buộc phải có để nhận thanh toán theo yêu cầu L/C đã lập.

>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Để tranh chi phí lưu container quá lớn, khi chưa có vận đơn gốc ký hậu (bên Ấn Độ chưa gửi), NMI Việt Nam yêu cầu nhận hàng bằng bão lãnh ngân hàng, tuy nhiên bên phía FZE Ấn Độ lo sợ không được thanh toán, nên không chấp nhận bảo lãnh, và vẫn yêu cầu ABC Logistics giữ hàng. Dở hơi thêm một chỗ lại còn khuyên bên này đi xin hãng tàu giảm bớt hoặc free lưu cont do ảnh hưởng covid, việc làm vô nghĩa, hãng tàu nào chịu?

Thực ra phân tích chỗ này, mới thấy FZE đã mắc 2 sai lầm, thứ nhất, theo như 1 bài phân tích mình post trước đây ít hôm về việc bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc , bão lãnh là cần thiết và không ảnh hưởng nhiều đến seller trong TH hàng gấp và hết hạn Demurrage, vì một khi đã làm bảo lãnh, thì ngay cả khi bộ chứng từ không hợp lệ, seller vẫn được thanh toán, mấy ông Ấn làm thương mại mình nhìn nhận đặc điểm chung khá tham lam và chặt chẽ.

Thứ 2, Công ty FZE đã không để ý đến ngày hết hạn của L/C , sắp cận kề, nó sẽ có tạc động ngược trở lại nếu để thời gian kéo dài thêm nữa.

Đến hết ngày 15/05, khi L/C đã hết hạn, bên Ấn Độ vẫn không có bất cứ động thái nào cho việc xuất trình bộ chứng từ theo L/C, thực ra thực tế bên mua cũng chẳng để ý cái này, nên 2 ông cứ mail đi mail lại cãi nhau, giải thích mà không đưa đến được cái gì. Chỉ có ông ngân hàng phát hành L/C là biết, nhưng vấn đề là ngân hàng nó chẳng có nghĩa vụ gì phải thông báo cho cả đôi bên, đến ngày hết hạn L/C mà bên hưởng vẫn không chịu xuất trình giấy tờ thì xem như vô hiệu, cam kết trả tiền chấm dứt.

Ngày 01/06, khi số tiền lưu container đã hơn 120tr đồng, đồng thời được ngân hàng thông báo rằng L/C này đã hết thời hạn hiệu lực. Bên NMI Việt Nam ngay lập tức thông báo cho công ty Ấn Độ rằng L/C đã hết hạn, từ chối trả tiền và không cần nhận hàng.

Rõ ràng lúc này bên NMI cũng đã nắm được vấn đề rằng, sự lo âu quá đà lâu nay của họ về việc thanh toán và nhận hàng là không cần thiết, cuối cùng họ mới là người nắm cán dao thương mại.

Lúc này bên Ân Độ mới toát mồ hồi hột, chỉ có duy nhất 3 lựa chọn, phương án thứ nhất là bỏ hàng, phương án thứ 2 là chịu tất cả các chi phí đã phát sinh, đồng thời chịu chi phí đưa hàng về đầu hay bán lại cho ai thì đưa, phương án 3 là chập nhận tu chỉnh L/C (sửa đổi điều khoản). Phương án thứ 1 và 2 là bất khả thi, vì các chi phí tiền hàng và các chi phí đã phát sinh là vô cùng lớn, không thể thực hiện được. Phương án duy nhất là chấp nhận để bên mua tu chỉnh (sửa đổi) L/C.

Nắm thế thượng phong, cờ đến tay thì phất thôi, NMI tiến hành làm việc với ngân hàng thực hiện tu chỉnh L/C, ngoài điều khoản gia hạn hiệu lực L/C, NMI còn thêm điều khoản phạt hợp đồng 10%, và yêu cầu bên Ấn Độ trả hết tất cả các chi phí lưu container cho đến ngày hiệu lực tiếp theo của L/C.

Tất cả các chi phí trên được khấu trừ thằng vào tiền hàng trên L/C (bước đi không thể nào thông minh hơn).

Không còn lựa chọn, Cty FZE Ấn Độ đành chập nhận tu chỉnh L/C với các điều khoản được bên mua đưa ra. Ngày 20/06, bên FZE mới xuất trình được bộ chứng từ đầy đủ, bên NMI tiến hành làm thủ tục hải quan và lấy hàng.

Bên FZE tính tới thời điểm này vẫn chưa nhận được thanh toán từ ngân hàng, họ mail đòi tiền bên NMI giục ngân hàng thanh toán, lại thêm một việc làm vô nghĩa không cần thiết, vì họ không chịu đọc và hiểu hết L/C khi L/C tu chỉnh quy định thời hạn trả tiền tận đến cuối tháng 7. ? ))).

Do vậy, nên nếu bạn thực hiện thanh toán L/C thì nên đọc kỹ và hiểu nội dung L/C nhé.

Nguồn: Internet
 

Thành viên trực tuyến

Top