Thảo luận Điều Kiện Kho Bãi Để Thực Hiện Kiểm Tra Thực Tế Hàng Hóa, Bảo Quản

Bài viết
1
Reaction score
1
Một khi hàng hóa được nhập khẩu về và làm thủ tục hải quan tại chi cục Hải quan. Hàng hóa có thể đưa vào kho bãi để kiểm tra và bảo quản.

Mới đây, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với địa điểm kiểm tra, bảo quản.

Điều kiện kho bãi để thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, bảo quản

Theo đó, kho, bãi của doanh nghiệp đề nghị được đưa hàng về địa điểm kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa và bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo Luật Hải quan.

Cụ thể, kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan.

Có hệ thống camera kết nối trực tuyến với cơ quan Hải quan quản lý và cung cấp tài khoản hệ thống camera giám sát để Tổng cục Hải quan theo dõi, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra tại địa điểm này. Camera phải quan sát được mọi vị trí của kho, bãi vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu của camera được lưu giữ tối thiểu trong 6 tháng.

kho-bai.jpg


Về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với mặt hàng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Trường hợp tờ khai được Hệ thống phân luồng đỏ (kiểm tra tỷ lệ hàng hóa), cơ quan Hải quan thực hiện quy định tại Điều 33 Luật Hải quan, Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính và quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. học xuất nhập khẩu online

Cụ thể, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện, kiểm tra hồ sơ theo quy định và cập nhật kết quả kiểm tra. Thông báo người khai hải quan vận chuyển hàng về để kiểm tra thực tế và bảo quản hàng hóa trong khi chờ kết quả kiểm tra, trong đó nêu rõ số lượng xe phải mang về để kiểm tra, tên, mã và địa chỉ địa điểm kiểm tra. Cập nhật quyết định cho phép vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tại Hệ thống e-Customs; Lập thông tin về Biên bản bàn giao để xác định địa điểm hàng hóa sẽ được vận chuyển đến để kiểm tra trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “F. Biên bản bàn giao” - “1.1 Đề xuất lập biên bản bàn giao” trong đó nêu rõ Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa cần niêm phong. học xuất nhập khẩu ở đâu

Kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định. Phối hợp với cơ quan Đăng kiểm tiến hành việc kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện, niêm phong hàng hóa (trừ trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC), lập biên bản bàn giao đối với Danh sách container hoặc Danh sách hàng hóa mà chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo, thực hiện các thủ tục theo quy định tại tiết d khoản 4 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Tổng cục Hải quan cũng giao Cục Hải quan Hà Nội và cục hải quan quản lý cửa khẩu nhập tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa về địa điểm của doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra, bảo quản.

Cục Hải quan Hà Nội thực hiện kiểm tra việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm cho đến khi hàng hóa được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.​

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
 

Thành viên trực tuyến

Top