Một số hình thức lừa đảo trong thương mại quốc tế

mạnh hùng

New member
Bài viết
5
Reaction score
0
Cùng với việc mở cửa hội nhập, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp làm ăn với nước ngoài thì nhiều hành vi lừa đảo cũng xảy ra...

Những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn VN hội nhập kinh tế thế giới, Nhà nước ta đã triển khai và áp dụng hàng loạt chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp , cá nhân nước ngoài mở rộng quan hệ quốc tế trên cả 4 loại hình hoạt động thương mại gồm: thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ; thương mại đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với đó, nhiều hành vi lừa đảo từ phía nước ngoài cũng xảy ra phổ biến tại VN.

lừa đảo.jpg

Một số hình thức lừa đảo phổ biến

1.Đánh vào lòng tham của doanh nghiệp
Đây là dạng lừa đảo phổ biến nhất. Lợi dụng việc một số lớn DN thiếu thông tin về thị trường, giá cả và pháp luật, DN nước ngoài chào bán hàng giá rẻ nhằm kích thích sự hám lời của một số DN. Ví dụ, trong khi giá phân bón nhập khẩu từ Ukraine trên 235 USD/tấn, không ít DN vẫn nhận được giá chào 110 USD/tấn từ những công ty ở Mỹ. Đi kèm giá chào thấp là phương thức thanh toán hết sức ngặt nghèo mà khi trả tiền xong, chưa chắc có phân bón và khi tìm người bán thì không thấy nữa.

2.Đánh tráo hàng khi giao
Đã có một số vụ lừa đảo xảy ra dạng này như mua thức ăn gia súc, khách Malaysia chào mẫu 90% protein, nhưng sau đó chỉ giao trấu, cám trộn đất cát. Khách Ấn Độ chào bán tôm đông lạnh, nhưng khi đưa container về VN mở ra thì toàn bộ container chỉ chứa những khay nước.

Với dạng lừa đảo này, phía nước ngoài buộc các DN VN thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang, trả ngay 100% hóa đơn khi nhận được chứng từ giao hàng hợp lệ. Thường bên nước ngoài lập chứng từ hợp lệ đến mức ngân hàng VN không có cơ sở từ chối và phải tháo khoán L/C để thanh toán cho họ. Khi hàng đến thì chuyện đã rồi

3.Thanh toán đơn giản khi mua hàng
Đây là trường hợp xảy ra khi VN là bên bán hàng. Khi mua hàng, biết DN VN chưa quen và sợ các nguyên tắc chặt chẽ của các quy định thanh toán bằng L/C, phía nước ngoài thường khuyên và rủ rê DN thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance of Payment) vì phương thức này rất đơn giản trong thực hiện thủ tục thanh toán.

Tuy nhiên, với phương thức trên, người mua – tức phía nước ngoài - nhận hàng xong mới phải trả tiền. Vì vậy, không ít DN VN bị ép giảm giá bởi khi đó, hàng và tiền đều nằm trong tay người mua nước ngoài. DN buộc phải chấp nhận giảm giá để lấy tiền.

4.Giao dịch bằng thư điện tử
Đã có không ít công ty và cá nhân nước ngoài lợi dụng hộp thư này để giao kết hợp đồng với DN. Vậy nhưng cũng đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất nhập khẩu, gia công cho nước ngoài thông qua hộp thư nêu trên, thậm chí còn giao kết hợp đồng qua chat trên mạng.

Với trường hợp này, thông thường sau khi công ty nước ngoài lấy được tiền hoặc hàng thì khách hàng thường bỏ hộp mail hoặc không bao giờ giao dịch qua hộp mail này.

5.Khai thác sự kém hiểu biết luật quốc tế
Những năm qua, đã xảy ra tình trạng cá nhân và công ty nước ngoài lợi dụng việc các DN nhỏ và vừa nước ta không am hiểu sâu về pháp luật trong kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh thương mại quốc tế để lừa đảo

Có không ít hợp đồng được ký giữa doanh nghiệp nước ta và nước ngoài được yêu cầu sử dụng luật các nước để điều chỉnh, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam dù không biết gì nhiều về luật đó nhưng vẫn ký vì sức ép của việc “phải bán”, “phải mua”. Có cả những trường hợp, trong các hợp đồng, nước ngoài còn chọn luật của đảo này, đảo kia của một nước để điều chỉnh hợp đồng đã ký, mặc dù trên thực tế không có loại luật đó.
 

Mai Tú Anh

New member
Bài viết
2
Reaction score
1
Các bạn nên nâng cao sự hiểu biết về pháp luật và trình độ ngoại ngữ. Vì khi tham gia tiến trình thương mại trên phạm vi quốc tế không chỉ có luật quốc gia mà còn rất nhiều thiết chế pháp lý khác. Nếu DN không nâng trình độ ngoại ngữ, chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong giao kết hợp đồng và dễ bị cài bẫy.
- Nắm bắt thông tin về thị trường và đối tác qua công nghệ thông tin. Nguồn thông tin này trên trang web Chính phủ, các bộ, trang web của các hiệp hội ngành hàng. Nếu khai thác tốt thông tin, DN vừa có thể nắm được chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà nước vừa nắm được thông tin về thị trường, đối tác.
- Nghiên cứu và vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế. Việc nắm vững và thực hiện nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế có ý nghĩa to lớn trong phòng tránh rủi ro, lừa đảo trong thương mại quốc tế.
 

Mạnh Chiến

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Để phòng tránh những rủi ro trong thương mại quốc tế bộ công thương cũng đưa ra các cách phòng tránh các bạn có thể tham khảo
1. Ưu tiên hàng đầu việc tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài, đặc biệt các đối tác với giao dịch, đối tác tìm được qua kênh trung gian. Việc thực hiện thẩm tra có thể qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra (như các tổ chức cung cấp thông tin uy tín hay như Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu…

2. Do hợp đồng mua bán luôn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ các điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình (đặc biệt là điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại), tránh các trường hợp bất lợi cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp.

3. Đối với khâu thanh toán, doanh nghiệp lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

4. Trong quá trình thực hiện giao dịch, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán XK…) để có thêm sự đảm bảo cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.
 

Thành viên trực tuyến

Top