THÔNG TƯ 62/2019/TT-BTC – VỀ XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Bài viết
287
Reaction score
3
THÔNG TƯ 62/2019/TT-BTC – VỀ XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

POSTED ON SEPTEMBER 23, 2019


THÔNG TƯ 62/2019/TT-BTC – VỀ XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Thông tư 62/2019/TT-BTC sử đổi, bổ sung một số điều của thông tư 38/2018/TT-BTC về quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 21/10/2019 tới đây
Thông tư 62/2019/TT-BTC
Thông tư 38/2018/TT-BTC
I. Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa có nhiều sửa đổi
1. Điểm H, khoản 6, Điều 15 về sự khác biệt mã HS trên chứng từ xuất xứ hàng hóa với mã HS trên tờ khai nhập khẩu\
Nếu mã HS trên C/O khác mã HS trên tờ khai nhập khẩu nhưng mô tả hàng hóa trên C/O phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai, hàng hóa thực tế nhập khẩu, thì hải quan sẽ xác định hàng hóa dựa trên mã HS trên tờ khai nhập khẩu. Trong trường hợp tờ khai nhập khẩu bổ sung đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định thì Hải quan sẽ chấp nhận C/O đó.
Nếu mã HS trên C/O khác với mã HS trên tờ khai nhập khẩu và đồng thời mô tả hàng hóa trên C/O khác với mô tả hàng hóa trên tờ khai nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu, thì hải quan xác định hàng hóa nhập khẩu không phải hàng hóa được ghi trên C/O. Do đó, Hải quan sẽ bác C/O và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Trong trường hợp mã HS trên C/O khác với mã HS trên tờ khai nhập khẩu, mô tả hàng hóa trên C/O lại phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu nhưng Hải quan lại không thể xác định mã HS trên tờ khai nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ (WO, RVC, CC, CTH, CTSH, PE, SP, De Minimis) quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP thì Hải quan thực hiện thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 19 và Điều 21 Thông tư 38/2018/TT-BTC học logistics ở đâu
2. Bổ sung điểm D, khoản 1, Điều 22 về những trường hợp từ chối C/O
a. Có C/O tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng không khai số tham chiếu, ngày cấp
b. Chưa có C/O tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng không khai chậm nộp C/O trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BTC
c. Chậm nộp C/O theo quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BTC nhưng khai bổ sung và nộp C/O quá thời hạn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC
II. Bổ sung hướng dẫn xác định quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP

1. Thời điểm nộp C/O để áp dụng thuế suất CPTTP:
a. Người khai hải quan phải nộp cho hải quan tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu một trong các loại chứng từ sau:
– C/O do người xuất khẩu hoặc người sản xuất phát hành
– C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
b. Để được áp dụng thuế ưu đãi trong trường hợp chưa kê khai tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, người khai hải quan phải:
– Khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai nộp C/O chậm trên tờ khai nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan
– Khai bổ sung và nộp bản chính C/O trong vòng 1 năm kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
2. Yêu cầu tối thiểu của C/O
a. Thông tin
– Người xuất khẩu hoặc người sản xuất
– Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người chứng nhận;
– Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận;
– Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu
– Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có)
– Mô tả và mã số HS của hàng hóa ở cấp độ 6 số
– Tiêu chí xuất xứ
– Thời hạn
– Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền
b. C/O phải được cấp ở dạng văn bản giấy hoặc bản điện tử
c. Trường hợp C/O không sử dụng tiếng Anh, phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh
3. Trường hợp một nước thành viên thông báo chỉ áp dụng C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, người xuất khẩu, người sản xuất được phê duyệt tự chứng nhận xuất xứ
“Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin thông báo của nước thành viên xuất khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc áp dụng các hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ nêu trên”
4. Trường hợp C/O cấp cho nhiều lô hàng giống hệt được nhập khẩu nhiều lần trong thời hạn nhất định
a. Nếu C/O không ghi cụ thể số lượng hàng hóa nhập khẩu
– Khi làm thủ tục lô đầu tiên phải nộp bản chính của C/O
– Hải quan sẽ đối chiếu tờ khai nhập khẩu với C/O, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và đáp ứng quy tắc xuất xứ theo quy định để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
– Đối với các lô hàng tiếp theo, phải khai vào ô “Phần ghi chú” trên tờ khai nhập khẩu số tờ khai nhập khẩu lần đầu đã áp dụng C/O
b. Nếu C/O ghi cụ thể số lượng hàng hóa nhập khẩu:
– Nộp C/O bản chính cho Hải quan và “đề nghị áp dụng cho nhiều lô hàng nhập khẩu giống hệt”
– Hải quan nghi nhận C/O này trên hệ thống và thực hiện trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên C/O theo từng lần nhập khẩu. Thủ tục trừ lùi thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư 38/2018/TT-BTC.
c. Hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu đầu tiên sẽ kiểm tra hình thức, nội dung của C/O; vào các lần nhập khẩu tiếp theo, Hải quan kiểm tra thời hạn của C/O; mô tả và mã HS đáp ứng điều kiện hàng hóa giống hệt.
5. Trường hợp hoá đơn thương mại được phát hành bởi một nước không phải là thành viên
Hải quan chấp nhận C/O đó nhưng phải phát hành tách biệt với hóa đơn thương mại.
6. Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước không phải thành viên
Xem thêm khoản 2, Điều 21 Thông tư số 03/2019/TT-BCT. Người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BTC.
7. Những trường hợp Hải quan từ chối C/O
a. Hàng nhập khẩu không đủ điều kiện để áp dụng ưu đãi thuế CPTTP
b. Khi tiến hành xác minh mà không nhận được đầy đủ thông tin
c. Quá 180 ngày kể từ yêu cầu xác minh nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O không trả lời đề nghị xác minh hoặc không cung cấp thông tin xác minh theo quy định
d. Quá 30 ngày kể từ yêu cầu đề nghị tiến hành xác minh trực tiếp tại nước xuất khẩu nhưng người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp C/O không gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu kiểm tra;
e. Trường hợp quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 22 Thông tư này.
Vậy là bạn đã cùng Nguyên Đăng tìm hiểu rõ hơn về những điểm mới trong Thông tư 62/2019/TT-BTC. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé
Xem thêm: FTA là gì? 13 FTA Việt Nam là thành viên
 

Thành viên trực tuyến

Top