Chia sẻ Quy trình 10 bước vận chuyển hàng không: Có thực sự đầy đủ?

Trần Huỳnh My

New member
Bài viết
9
Reaction score
0
U&I Logistics - Dù có mặt muộn hơn các phương thức vận chuyển hàng hóa khác, nhưng vận chuyển hàng không đóng vai trò quan trọng và được khai thác rất nhiều trong việc lưu thông hàng hóa. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như thời gian nhanh chóng giúp hàng hóa được vận chuyển kịp thời, đảm bảo chất lượng cho các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thiết bị y tế,... Để giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình vận chuyển hàng không hiện nay, U&I Logistics sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

Vận chuyển hàng không là hình thức vận chuyển mới mẻ, được phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 20. Hình thức vận chuyển này sử dụng phương tiện máy bay chuyên chở hàng hóa (Cargo Aircraft hay Freighter) hoặc chở trong phần bụng máy bay dân dụng (Passenger Plane) để vận chuyển hàng hóa.

1. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy trình 10 bước. Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, đơn vị xuất nhập khẩu thực hiện những bước sau:


quy-trinh-van-chuyen-hang-hoa-duong-hang-khong-01
Quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Bước 1: Đặt chỗ

Bước đầu tiên trong quy trình vận chuyển hàng không là đặt chỗ (thuê máy bay). Nếu bên xuất chịu trách nhiệm thuê máy bay, bạn cần liên hệ các doanh nghiệp Logistics và chọn công ty có mức giá phù hợp nhất.

Khi nhận được thông tin đặt chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin như: sân bay đi, sân bay đích, thời gian khởi hành, khối lượng, thể tích hàng hóa… để chuẩn bị hàng hóa cho kịp thời gian.

Bước 2: Đóng gói hàng hóa

Hàng hóa được đóng gói ngay tại kho của doanh nghiệp xuất khẩu và ký hiệu bằng ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu. Công ty Logistics sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến kho hàng tại sân bay đi và cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) để xác nhận việc đã nhận hàng hóa để vận chuyển.

Biểu mẫu FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt
Biểu mẫu FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu

Hàng hóa sau khi được đưa đến sân bay đi, bên xuất sẽ chuẩn bị bộ chứng từ để gửi đến hãng hàng không để thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu. Bên xuất có thể tự thực hiện các công việc khai báo hải quan hoặc có thể sử dụng Dịch vụ khai báo hải quan thuê ngoài để thực hiện trước thời điểm máy bay khởi hành.

Đồng thời, bên xuất phải thực hiện các nghiệp vụ khác như Xin giấy phép xuất khẩu, Hun trùng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).


quy-trinh-van-chuyen-hang-hoa-duong-hang-khong-03.jpg




Bước 4: Phát hành vận đơn hàng không

Sau khi quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu được hoàn thành, hãng hàng không sẽ phát hành vận đơn chủ cho lô hàng, người giao nhận thuộc công ty Logistics sẽ phát hành vận đơn của người gom hàng và gửi kèm bản gốc vận đơn hàng không (AWB) số 2 cùng bộ chứng từ do đơn vị nhập khẩu yêu cầu theo lô hàng. Bản gốc AWB số 3 được giao lại cho người gửi hàng cùng thông báo cước và phí có liên quan (nếu có).

Bước 5: Gửi chứng từ (nếu cần)

Bên xuất khẩu không cần gửi riêng bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu mà có thể vận chuyển bộ chứng từ kèm với bản AWB gốc theo cùng lô hàng. Nguyên nhân là do phương thức vận tải hàng không, đơn nhập khẩu không cần xuất trình AWB gốc để nhận hàng.

Bước 6: Nhận chứng từ trước qua email

Do đó, bên xuất sẽ gửi bản scan của AWB gốc số 3 và toàn bộ các chứng từ khác thông qua email để đơn vị nhập khẩu chủ động trong việc chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu trong thời gian lô hàng đang được vận chuyển đến.


quy-trinh-van-chuyen-hang-hoa-duong-hang-khong-04


Bước 7: Thông báo hàng đến

Trước ngày máy bay đến, đại lý của hãng vận tải tại sân bay đích sẽ gửi Thông báo hàng đến cho đơn vị nhập khẩu. Bên nhập khẩu cần kiểm tra kỹ các thông tin về: Ngày hàng đến, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp… để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan.

Bước 8: Lệnh giao hàng

Ngay khi hàng đến, người giao nhận từ công ty Logistics thu lại vận đơn chủ bản gốc số 2 và đưa đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (Handling), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.

Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu

Đối với công việc khai báo hải quan nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan ngay cả khi hàng chưa đến sân bay trên phần mềm hải quan điện tử và hoàn toàn có thể chờ khi hàng đến sân bay để thực hiện thông quan.

Bên nhập cũng tương tự như bên xuất, đều có thể tự thực hiện các công việc khai báo hải quan hoặc có thể sử dụng Dịch vụ khai báo hải quan thuê ngoài. Ngoài khai báo, các nghiệp vụ khác có thể cần phải thực hiện như Xin giấy phép nhập khẩu, Kiểm tra chất lượng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).

Bước 10: Đơn vị nhập khẩu nhận hàng

Người giao nhận thuộc công ty Logistics tiến hành làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho của hãng hàng không, thanh lý- các tờ khai, và sắp xếp phương tiện đưa hàng ra khỏi sân bay để vận chuyển đến kho hàng của đơn vị nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không theo điều kiện EXWORK. Quy trình chi tiết này cũng được chính U&I Logistics áp dụng thành công với hơn 2.000 tấn hàng hóa mỗi năm.

2. Dịch vụ vận chuyển hàng không của U&I Logistics - Linh hoạt nhờ mạng lưới thương mại rộng lớn

Chúng tôi cung cấp các tuyến dịch vụ đa dạng và kết nối với nhiều sân bay giúp hàng hóa được vận chuyển rộng khắp toàn cầu. Nhờ vào liên minh mạng lưới giao nhận hàng hóa rộng lớn, chúng tôi cam kết chuẩn xác về thời gian và thủ tục thông quan tại mọi cửa khẩu.


dich-vu-van-tai-hang-hoa-duong-hang-khong-cua-UI



Với đầy đủ các dịch vụ đi kèm như dịch vụ thủ tục hải quan thuê ngoài, kho vận và trung tâm phân phối và mạng lưới vận tải nội địa, U&I Logistics tự tin đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với quy trình vận chuyển hàng hóa đạt chuẩn.


LIÊN HỆ VỚI U&I LOGISTICS TẠI ĐÂY ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ!


U&I Logistics
 

kimanhhc

New member
Bài viết
5
Reaction score
0
Container hay được viết tắt là cont, là một thùng lớn bằng thép và có hình hộp rỗng, mỗi cont sẽ có hai cánh cửa và có chốt để đóng kín. Đa số các container hiện nay đều được theo tiêu chuẩn ISO 6346:1995, tiêu chuẩn này thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau để phù hợp với tải trọng của các phương tiện vận tải đường bộ.

Việc sử dụng cont để vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Những container được sơn những màu sơn khác nhau nhằm để phân biệt được theo nhà cung cấp, cũng như các loại hàng hóa chuyên chở.

Hiện nay, có 6 loại cont được sử dụng phổ biến, cụ thể như:

DC – Dry container
HC – High Cube
RE – Reefer
HR – Hi-cube reefer
OT – Open Top container
FR – Flat rack
Ý nghĩa của các ký hiệu trên Container: https://dhdlogistics.com/ky-hieu-cac-container-va-nhung-thong-tin-chi-tiet/
 

Thành viên trực tuyến

Top