Chia sẻ Thủ tục miễn thuế NK theo điều ước quốc tế

Vỹ Hải

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Theo Tổng cục Hải quan, khoản 4 Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ hồ sơ miễn thuế đối với hàng hóa XNK theo điều ước quốc tế. Quy định nêu rõ, hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan; đối với hàng hóa XNK theo điều ước quốc tế, người nộp thuế nộp thêm: 1 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu, khi nộp hồ sơ miễn thuế lần đầu; 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính hợp đồng ủy thác, hợp đồng chung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầy hoặc văn bản chỉ định thầu ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế NK đối với trường hợp NK ủy thác, đấu thầu của cơ quan.

Cũng tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản”.

Với các quy định nêu trên, Tổng cục Hải quan cho biết, người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của bản chụp điều ước quốc tế cung cấp cho cơ quan Hải quan trong trường hợp không xuất trình được bản chính điều ước quốc tế để đối chiếu.

Liên quan đến thủ tục hoàn thuế, tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”.

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp hàng hóa NK của DN thuộc đối tượng miễn thuế NK theo điều ước quốc tế nhưng DN đã nộp thuế NK thì số tiền thuế NK đã nộp được xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý số 38/2019/QH14 và khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

1599189979853.png


Về vấn đề danh mục hàng hóa miễn thuế, Công ty Trigon Associates, LLc- là nhà thầu chính được Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trao thầu thực hiện Dịch vụ kỹ thuật – kiến thúc cho Dự án Xử lý ô nhiễm Dioxin khu vực sân bay Biên Hòa, giai đoạn 1. DN cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, DN cần phải NK vào Việt Nam thiết bị cần thiết để triển khai thực hiện. DN nhấn mạnh, Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP không quy định người nộp thuế phải thông báo danh mục hàng hóa NK miễn thuế trong trường hợp miễn thuế theo điều ước quốc tế tại Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP lại quy định việc cơ quan Hải quan Hải quan sẽ thực hiện trừ lùi số lượng hàng nhập theo Danh mục miễn thuế đã thông báo. Tại Quyết định 2503/QĐ-TCHQ ngày 23/8/2018 của Tổng cục Hải quan ban hành quy trình giải quyết miễn thuế hàng hóa NK theo điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ. Sau khi nghiên cứu, DN nhận thấy vẫn còn nhiều vướng mắc và đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể.

Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại Điều 5 Hiệp định về hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ký ngày 22/6/2005 quy định về việc miễn các loại thuế NK theo các luật hiện hành của Việt Nam đối với bất kỳ hàng tiếp tế, nguyên vật liệu, thiết bị, hàng hóa, tài sản, dịch vụ hoặc tiền viện trợ được NK vào hoặc XK từ Việt Nam để thực hiện các chương trình, dự án hoặc hoạt động được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ theo Hiệp định này.

Cũng căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế không quy định cụ thể chủng loại, định lượng miễn thuế thì Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế”.

Do Hiệp định không quy định chủng loại, hàng hóa miễn thuế nên căn cứ quy định nêu trên, chủ dự án xây dựng danh sách hàng hóa đề nghị miễn thuế NK, lấy ý kiến của cơ quan chủ quản dự án về việc các hàng hóa dự kiến NK thuộc danh sách là phù hợp với quy định tại Điều 5 Hiệp định, có số lượng và chủng loại phù hợp với mục tiêu, quy mô của dự án trước khi gửi danh sách hàng hóa đề nghị miễn thuế NK theo điều ước quốc tế đến Bộ Tài chính để thống nhất với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định về chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủng loại, định lượng hàng hóa được miễn thuế theo điều ước quốc tế và Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo về chủng loại, định lượng hàng hóa NK miễn thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì người đề nghị miễn thuế thực hiện cung cấp danh mục hàng hóa cho cục hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để được cấp phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa NK miễn thuế.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top