Thảo luận Tình Huống Về Thanh Toán Quốc Tế

Đậu hùng mạnh

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Xem xét Tình Huống Về Thanh Toán Quốc Tế dưới đây:

Tình huống về Ký uỷ quyền, mức bảo hiểm, thay thế chứng từ, chứng từ bị Lất, chuyển nhượng lần hai LC, tên nhà chuyên chở,

Câu 1: Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance) thể hiện do người môi giới bảo hiểm theo sự uỷ quyền của một công ty bảo hiểm và nhân danh công ty này phát hành và ký thì có được chấp nhận không?

Trả lời:


Điều 28(a) UCP600 quy định: “Một chứng từ bảo hiểm, như hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hay tờ khai bảo hiểm bao, phải thế hiện là đã được phát hành và được ký bởi một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người được uỷ quyền của họ”.

Do đó, nếu LC yêu cầu một giấy chứng nhận bảo hiểm, mà lại xuất trình một phiếu bảo hiểm (cover note) thì đương nhiên là không được chấp nhận. Nhưng, nếu trên phiếu bảo hiểm lại được tiếp ký bởi công ty bảo hiểm hay người được bảo hiểm; hoặc người phát hành phiếu bảo hiểm nói rõ mình là đại lý đích danh và ký thay mặt cho bởi công ty bảo hiểm hay người bảo hiểm là được chấp nhận.

Điều K13) - ISBP745 nói rõ: "Chứng từ bảo hiểm có thể được phát hành trên giấy văn thư của người môi giới bảo hiểm, miễn là chứng từ bảo hiểm được ký bởi công ty bảo hiểm hoặc đại lý hay người được ủy quyền của họ. Người môi giới bảo hiểm có thể ký chứng từ bảo hiểm như là đại lý hay người được ủy quyền cho [hoặc thay mặt cho công ty bảo hiểm đích danh.".

Câu 2: Một chứng từ bảo hiểm được phát hành với tỷ lệ được bảo hiểm cao hơn tỷ lệ quy định trong LC?

Trả lời:


- Điều 28( ii) UCP600 quy định: "Một yêu cầu của LC đối với mức bảo hiểm là tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá, của trị giá hoá đơn hoặc thương tật sẽ được coi là số tiền được bảo hiểm tối thiểu. Nếu không có quy định trong LC về mức bảo hiểm, thì số tiền được bảo hiểm tối thiểu phải bằng 110% giá CIF hay CIP của hàng hoá". | Như vậy, một chứng từ bảo hiểm được phát hành với tỷ lệ được bảo hiểm cao hơn tỷ lệ quy định của LC luôn luôn được chấp nhận. Cần chú ý thêm rằng, UCP600 không hạn chế giá trị bảo hiểm tối đa.

-thanh-toan-quoc-te---.jpg


Câu 3: Sau khi xuất trình chứng từ và trong thời hạn hiệu lực của LC, người thụ hưởng có thể thay thế các chứng từ có sai sót bằng các chứng từ phù hợp?

Trả lời:


UCP600 không có điều khoản nào quy định rằng chứng từ phải phù hợp ngay trong lần xuất trình đầu tiên. Hơn nữa, để LC trở thành công cụ thanh toán hiệu quả (chứ không phải công cụ từ chối thanh toán).

Do đó, nếu LC không quy định chứng từ phải phù hợp ngay lần xuất trình đầu tiên, thì người hưởng có thể thay thế các chứng từ có sai sót bằng các chứng từ phù hợp, miễn là việc xuất trình chứng từ lần sau phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực của LC và tuân thủ Điều 14(c) UCP600. TH

Câu 4: LC yêu cầu trọn bộ (3/3) bản chính vận đơn đường biển (full set of 3/3 original bills of lading). Việc xuất trình 3 vận đơn ghi các từ “original”, “duplicate”, và “triplicate” có được chấp nhận?

Trả lời:


Điều 17(b)(c) UCP 600 quy định:

b/ Ngân hàng coi là bản gốc bất kỳ chứng từ nào trên bề mặt thể hiện dấu hiệu gốc đối với chữ ký, ghi chú, đóng dấu hoặc nhãn hiệu của người phát hành chứng từ, trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là chứng từ gốc.

c/ Trừ khi chứng từ quy định ngược lại, ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như là chứng từ gốc, nếu chứng từ:

thể hiện là được viết, đánh máy, đục lỗ hoặc dán tem bằng tay của người phát hành; hoặc

thể hiện là giấy văn thư gốc của người phát hành chứng từ; hoặc

ghi là chứng từ gốc, trừ khi có tuyên bố không áp dụng đối với chứng từ xuất trình.

Như vậy, một chứng từ gốc không nhất thiết phải thể hiện chữ "original" trên bề mặt chứng từ. Do đó, việc trên các vận đơn có ghi chú các từ “original”, “duplicate”, và “triplicate” theo thông lệ, tập quán vận tải quốc tế luôn là bản gốc, do đó được chấp nhận.

Câu 5: LC đã được chuyển nhượng (transferred LC) nhưng đã hết hiệu lực và chưa được sử dụng. Người hưởng thứ nhất có thể tái chuyển nhượng phần tín dụng này cho người thụ hưởng thứ hai khác?

Trả lời:


Nếu một LC đã được chuyển nhượng mà đã hết hiệu lực nhưng Làn bộ hay một phần LC này chưa được sử dụng thì người thụ hưởng thứ bất có thể yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng (transferring bank) chuyen hương phần chưa được sử dụng cho một người thụ hưởng thứ hai khác miễn là LC gốc chưa hết hiệu lực.

Tuy nhiên, ngân hàng chuyển nhượng phải yêu cầu người thụ hưởng thứ hai ban đầu hoàn trả lại bản gốc thông báo LC chuyển nhượng (original advice of transferred LC) và xác nhận rằng họ đã không và sẽ không sử dụng phần LC này.

- Mặt khác, nếu LC chuyển nhượng được thông báo cho người thụ hưởng thứ hai ban đầu thông qua một ngân hàng khác thì ngân hàng chuyển nhượng phải yêu cầu ngân hàng thông báo thứ hai thông báo cho mình về việc LC đã hết hiệu lực mà chưa được sử dụng toàn bộ hay một phần. Cần lưu ý là, ngân hàng chuyển nhượng không có nghĩa vụ phải tiến hành việc chuyển nhượng này trừ khi họ đồng ý tái chuyển nhượng theo các điều kiện của họ.

Câu 6: Trách nhiệm của NHPH khi chứng từ bị mất trên đường gửi từ NHĐCĐ đến NHPH?

Trả lời:


Điều 35 UCP 600 quy định rằng: "... Nếu NHĐCĐ quyết định rằng việc xuất trình là phù hợp và chuyển chứng từ đến NHPH hoặc NHXN, cho dù NHĐCĐ đã thanh toán hoặc chiết khấu hay chưa, thì NHPH hoặc NHXN phải thanh toán hoặc chiết khấu hoặc hoàn trả tiền cho NHĐCĐ, ngay cả khi các chứng từ đã bị mất mát trong chuyển giao giữa NHĐCĐ với NHPH hay với NHXN, hoặc giữa NHXN với NHPH...".

Như vậy, khi chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của LC, trong thời hạn hiệu lực của LC và trong thời hạn quy định tại điều 14(c) UCP 600, thì người thụ hưởng hoàn toàn có quyền được thanh toán. U2

Trong trường hợp chứng từ bị mất khi NHĐCĐ gửi cho NHPH, thì rủi ro được chuyển sang NHPH, miễn là mọi chỉ thị của NHPH liên quan đến việc gửi chứng từ đều được NHĐCĐ tuân thủ. Vì NHPH hành động theo yêu cầu và chỉ thị của người mở, nên tiếp đến rủi ro này được chuyển từ NHPH sang người mở.

Câu 7: Một vận đơn hàng không (Airway Bill) không nêu tên người chuyên chở ở mặt trước (the front of the Airway Bill) nhưng được ghi ở mặt sau (the back of the airway bill) có được chấp nhận?

Trả lời:


Điều 6(a) UCP600 quy định: "Một chứng từ vận tải hàng không, cho dù có tên gọi như thế nào, phải thể hiện: (i) chỉ rõ tên người chuyên chở và được ký bởi..."

Như vậy, theo quy tắc của UCP600, thì tên người chuyện chở không được quy định cụ thể là phải được thể hiện ở mặt trước hay mặt sau tờ vận đơn. Do đó, nếu tên người chuyên chở được thể hiện rõ ràng ở mặt sau thì không vì thế mà vận đơn bị từ chối.

Có lý lẽ cho rằng, theo tập quán vận tải quốc tế, thì mặt trước của vận đơn thể hiện tên người chuyên chở, chi tiết về hàng hóa và việc vận chuyển hàng không, mặt sau nêu các điều khoản và điều kiện vận chuyển. Cũng tại Điều 23(a)(vi) UCP600 quy định:

"Một chứng từ vận tải hàng không, cho dù có tên gọi như thế nào, phải thể hiện: (vi) các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc có tham chiếu đến nguồn khác chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở. Nội dung các điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được kiểm tra".

Do đó, ngân hàng có quyền từ chối một vận đơn mà tên của người chuyên chở không được nêu ở mặt trước dù có thể được nhận biết ở mặt sau.

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
 

hoangcnp

New member
Bài viết
3
Reaction score
1
Cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế bằng đồng CNY với tỷ giá cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới với các đối tác Trung Quốc.

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và đơn đề nghị của khách hàng, sau đó thực hiện thanh toán với ngân hàng thương mại Trung Quốc bằng các hình thức: internet banking, hối phiếu…

  • Thanh toán nhanh chóng, an toàn
  • Chi phí hợp lý
  • Hỗ trợ tư vấn điều khoản hợp đồng ngoại thương

Tham khảo dịch vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế tại: https://chuyentienuytin.blogspot.com/2022/08/dhc-on-vi-chuyen-tien-quoc-te-uy-tin.html
 

Thành viên trực tuyến

Top