Hợp tác Bảo hiểm biến động giá Hàng hoá qua công cụ phái sinh

Bài viết
3
Reaction score
0
1.jpg


Phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một loại hàng hóa khác (được gọi là tài sản cơ sở). Các tài sản cơ sở của phái sinh có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, đặc điểm tín dụng, chỉ số, hàng hoá và có thể là các công cụ phái sinh khác.

Giao dịch hàng hoá phái sinh là gì ?​

Hàng hoá phái sinh còn được gọi là phái sinh hàng hoá hay giao dịch hàng hóa tương lai là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua , bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm định trước trong tương lai . Các yếu tố của giao dịch như khối lượng , thời gian đến hạn , tiêu chuẩn hàng hóa , mức giá ... được các sàn giao dịch quy định

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận bằng văn bản quy định số lượng, giá cả, chất lượng và các điều khoản để giao những hàng hóa này vào một ngày xác định trước trong tương lai. Các hợp đồng này được giao dịch để giảm thiểu rủi ro và tạo ra lợi nhuận từ biến động giá.

Giao dịch trong tương lai là một cách để giải quyết những thách thức trong việc duy trì nguồn cung sản phẩm lâu năm, đặc biệt là các loại cây trồng theo mùa. Nó cũng bảo vệ các nhà sản xuất và nhà cung cấp khỏi sự thay đổi lớn về giá đối với một loại hàng hóa. Bên cạnh việc quản lý rủi ro về giá, hợp đồng tương lai cũng giúp phát hiện ra giá cả.

Lịch sử hình thành và phát triển thị trường hàng hoá Việt Nam

Thực ra, bước đi đầu tiên cho sự ra đời của SGDHH chính là những chợ đầu mối. Phong trào xây dựng chợ đầu mối nông sản khời động vào năm 2000, đầu tiên là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho Tổng công ty Lương thực miền Nam làm chủ đầu tư 3 dự án chợ đầu mối gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp theo đó, nhiều địa phương cũng tham gia phong trào, xin ngân sách của Chính phủ xây dựng chợ đầu mối trái cây, chợ đầu mối gạo, chợ đầu mối cà phê…Sự xuất hiện của chợ đầu mối hàng hóa lớn đã đánh dấu sự phát triển của phương thức giao dịch hàng hóa góp phần xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, giao thương trong và ngoài nước cũng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi về quy mô, kỹ thuật và hình thức giao dịch hiện đại, chuyên nghiệp và linh hoạt hơn nữa để bắt nhịp cùng với thế giới. Chợ đầu mối thể hiện nhiều bất cập, chỉ đơn thuần giao dịch theo phương thức thảo luận dẫn đến tình trạng ép giá khi hàng hóa được mùa… Bởi vậy, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã nhanh chóng có những đề án xây dựng các SGDHH để giúp nông dân và doanh nghiệp có sự đảm bảo chắc chắn hơn về giá cả và cơ hội tiêu thụ hàng hóa và có thể giúp hàng hóa Việt Nam đi xa hơn nữa.

TIỀN THÂN SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ VIỆT NAM

Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép.

ĐỒNG LOẠT KHAI TỬ CÁC SỞ TRƯỚC ĐÂY


Năm 2018 Đồng loạt khai tử các Sở giao dịch hàng hoá trước đây, Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam được hành lập và đi vào hoạt động chính thức đến nay

Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.

Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương chính thức ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).

Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông và được Bộ Công Thương chấp thuận theo các nguyên tắc của Nghị định 51/2018/NĐ-CP.

Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.

Kể từ khi được chấp thuận giao dịch, MXV đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm Vision Commodity qua đó cung ứng sản phẩm giao dịch rộng rãi tới những thương nhân có nhu cầu giao dịch phái sinh hàng hóa trong nước và quốc tế.

Đến nay Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã có thể cung cấp cho nhiều nhà đầu tư cơ hội để giao dịch các mặt hàng nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, kim loại thông qua các thành viên kinh doanh. Việc giao dịch được thực hiện thông qua phần mềm CQG là phần mềm cung cấp cho khả năng giao dịch hàng hóa với dữ liệu thị trường chuẩn xác cùng với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật.

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thị trường ,vui lòng liên hệ với tác giả
 
Bài viết
3
Reaction score
0
Giá cả hàng hoá tăng manh  
Lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ chạm mức cao nhất trong 30 năm, các nhà đầu tư đang tìm cách bảo vệ danh mục đầu tư của mình trước giá cả tăng và đồng tiền giảm giá.

Nhiều người đang phản ứng bằng cách đổ vào cổ phiếu hàng hóa, vốn là một biện pháp phòng ngừa lạm phát truyền thống

Lịch sử cho thấy giá của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí đốt, kim loại quý và công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp tăng giá trị khi lạm phát tăng cao .

Đầu tư vào đâu khi lạm phát phi mã ?

Trong chu kỳ kinh tế, dòng tiền đầu tư được luân chuyển giữa các loại tài sản đầu tư khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận

Đồng hồ đầu tư (investment clock) là một mô hình minh họa hướng đi của dòng tiền đầu tư xuyên suốt một chu kỳ kinh tế. Việc xác định đúng hướng đi của dòng tiền sẽ mang lại cơ hội sinh lời vượt trội cho các nhà đầu tư.

Hàng hóa có xu hướng có mối tương quan đối với các loại tài sản truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu. Hệ số tương quan là một số từ -1 đến 1 đo mức độ mà hai biến có liên quan tuyến tính với nhau.

Do đặc điểm cung và cầu thay đổi thường xuyên nên tính biến động của hàng hóa có xu hướng cao hơn so với cổ phiếu, trái phiếu và các loại tài sản khác. Một số hàng hóa thể hiện sự ổn định hơn những hàng hóa khác, chẳng hạn như vàng, cũng là tài sản dự trữ cho các ngân hàng trung ương để chống lại sự biến động. Tuy nhiên, ngay cả vàng đôi khi cũng trở nên biến động và các hàng hóa khác có xu hướng chuyển đổi giữa điều kiện ổn định và biến động tùy thuộc vào động lực thị trường.

Vậy thị trường hàng hoá có phải là một kênh phù hợp trong thời điểm này không, điều này hoàn toàn có thể.
 

Thành viên trực tuyến

Top