Thảo luận Bộ Công Thương vào cuộc 100 container hạt điều xuất khẩu Italia nguy cơ bị lừa

Bài viết
1
Reaction score
0
Vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam mất quyền kiểm soát 36 bộ chứng từ gốc trong số 100 container xuất sang Ý gần đây đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Từ vụ việc này, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu cần đặc biệt quan tâm đến khâu thanh toán.

Bộ Công Thương vào cuộc 100 container hạt điều xuất khẩu Italia nguy cơ bị lừa

Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đang tích cực hỗ trợ, tìm cách giải quyết vụ 100 container hạt điều xuất sang Italia nguy cơ bị lừa đảo.

Ngày 15/3, nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết đã nhận được công văn của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) thông báo một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán khi xuất khẩu hạt điều sang Italia ngày 8/3.

“Bộ Công Thương, Vinacas và các cơ quan chức năng đang phối hợp, nhanh chóng vào cuộc để gỡ khó cho doanh nghiệp”, đại diện Bộ Công Thương cho biết và nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình quốc tế nhiều biến động, doanh nghiệp cần cẩn trọng, có các phương án dự phòng rủi ro trong giao dịch thương mại.

Chia sẻ thêm về câu chuyện này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhân điều thường dùng phương thức thanh toán điện chuyển tiền (T/T), trả tiền nhận chứng từ (D/P), thư tín dụng (L/C)…khi ký hợp đồng. Hình thức thanh toán nào thì cũng đều có ưu, nhược điểm từ góc độ của mỗi bên tham gia kinh doanh. Một khi đã có ý đồ lừa đảo để lấy mất chứng từ thì rủi ro đó nằm ngoài phương thức thanh toán, kể các L/C.

"Câu chuyện các container nhân hạt điều tại Italia vẫn chưa kết thúc. Các bên cần chung tay để tìm ra giải pháp khả dĩ nhất hỗ trợ doanh nghiệp, qua đó rút ra những bài học cần thiết để xuất khẩu nông sản tiếp tục vươn lên", ông Hải nói.

container-hat-dieu.jpg


Theo Vinacas, tính đến ngày 9/3, các doanh nghiệp Việt Nam đã mất quyền kiểm soát 36 bộ chứng từ gốc (tương đương 36 container) trong số 100 container xuất sang Italia, giá trị hàng hóa ước tính khoảng 162 tỷ đồng.

Theo Vinacas, tổng số hàng ký kết ban đầu là 100 container với giá trị gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đơn hàng này được chia nhỏ cho 5 doanh nghiệp và giao rải rác từ đầu tháng 2 đến nay. Khi container đầu tiên cập cảng Italia và có người đến làm thủ tục nhận hàng nhưng doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận được thanh toán của bên mua, doanh nghiệp đã nhận thấy dấu hiệu lừa đảo và ngay lập tức dừng việc vận chuyển tại Việt Nam. Đồng thời, can thiệp để giữ những lô hàng đang quá cảnh tại Singapore không tiếp tục hành trình đến Italia.

Thông tin trên Vietnamnet, Vinacas cho biết, cơ quan này đã gửi báo cáo đến Thủ tướng về vụ việc, khẩn thiết đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và Interpol Việt Nam trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Đồng thời, hiệp hội này mong các cơ quan chuyên môn bằng những biện pháp cụ thể hỗ trợ Vinacas và các doanh nghiệp xử lý thành công vụ việc với mục tiêu: giữ lại các lô hàng đang nằm tại cảng và sẽ đến cảng; không giải phóng hàng cho người nhận ngay cả trong trường hợp họ trình vận đơn gốc; cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được nhận lại hàng.

Ngoài ra, với 4 hãng tàu liên quan đến vụ việc là Cosco, Yangming, HMM, One, Vinacas đã gửi thư đề nghị áp dụng biện pháp "khẩn cấp" tạm thời giữ các container đã và đang trên đường đến các cảng của Italia. Đồng thời, các hãng tàu có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp chủ hàng thủ tục cần làm để được hoàn trả hàng trong trường hợp người bán không nhận được thanh toán từ ngân hàng của người mua.

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
 

Thành viên trực tuyến

Top