Chia sẻ Các Loại Ký Hậu Vận Đơn

Phạm Minh Đức

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Các loại ký hậu vận đơn bao gồm:

Thứ nhất, ký hậu đích danh:

Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi rõ tên và địa chỉ nếu cần) của người hưởng lợi từ vận đơn. Như vậy, sau khi ký hậu, vận đơn trở thành vận đơn đích danh. Đã là vận đơn đích danh thì chỉ có người hưởng lợi có tên trên vận đơn mới có quyền sở hữu hàng hóa và được nhận hàng khi hàng tới cảng đích.

Ví dụ:

Deliver to the Mr. Dox Cook

For Bank XXX

...... (Authorized signature)...

Trưởng phòng thanh toán quốc tế (Nguyen Quoc Trieu)

Thứ hai, ký hậu theo lệnh của một người đích danh:

Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu "giao hàng theo lệnh của..(một người đích danh)...".

Ví dụ:

Deliver to order of the Mr. Dox Cook

For Bank XXX

....... (Authorized signature).........

Trưởng phòng thanh toán quốc tế (Nguyen Quoc Trieu) .

Như vậy, nếu ghi giao hàng theo lệnh của Mr. Dox Cook, thì chỉ Mr. Dox Cook mới là người có quyền sở hữu vận đơn nhưng chưa chắc đã là người hưởng lợi cuối cùng hàng hóa ghi trên vận đơn đó. Mr. Dox Cook có quyền ra lệnh giao hàng cho người khác bằng cách ký hậu. Người được Mr. Dox Cook ký hậu chuyển nhượng lúc này lại là người hưởng lợi vận đơn. Quá trình ký hậu lại có thể tiếp tục xảy ra như trên cho đến người hưởng lợi cuối cùng. Nếu Mr. Dox Cook không muốn chuyển nhượng hàng hoá cho ai mà muốn mình là người nhận hàng, thì chỉ việc ký hậu và ghi câu "Deliver to me".

ki-hau-van-don-endorsement.jpg


Thứ ba, ký hậu theo lệnh để trống hay theo lệnh của người cầm:

Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu "giao hàng theo lệnh của..." hay "giao hàng theo lệnh của người cầm vận đơn".

Ví dụ:

Deliver to order of (hoặc Deliver to order of bearer)

For Bank XXX

....... (Authorized signature).........

Trưởng phòng thanh toán quốc tế (Nguyen Quoc Trieu)

Vì là theo lệnh, nhưng không nói rõ là theo lệnh của ai hay theo lệnh của người cầm vận đơn, do đó bất kỳ người nào có vận đơn trong tay đều là người sở hữu vận đơn hợp pháp, anh ta có quyền chuyển nhượng vận đơn cho người khác bằng cách trao tay hoặc nếu muốn mình là người nhận hàng thì ký hậu và ghi tên mình vào mặt sau vận đơn. Chính vì vậy, ký hậu để trống và ký hậu theo lệnh của người cầm được gọi là ký hậu vô danh, nghĩa là bất kỳ ai cấm vận đơn cũng có quyền yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho mình.

Thứ tư, ký hậu truy đòi và miễn truy đòi:

Nếu không có thể hiện khác, những người ký hậu B/L phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho người cầm B/L cuối cùng. Tuy nhiên, để không bị ràng buộc trách nhiệm với những người cầm vận đơn sau này, khi ký hậu, người chuyển nhượng phải ghi thêm câu "miễn truy đòi" bên cạnh chữ ký của mình.

Ví dụ:

Deliver to order of Mr. Dox Cook

For Bank XXX

... (Authorized signature)... without recourse

Trưởng phòng thanh toán quốc tế (Nguyen Quoc Trieu) Nếu sau này có tranh chấp kiện tụng liên quan đến vận đơn, thì những người có ghi câu "miễn truy đòi" đều được miễn trách. Tuy nhiên, người chủ hàng thì không, cho dù anh ta có ghi câu "miễn truy đòi" khi ký hậu vận đơn.

Tất cả những người ký hậu mà không ghi thêm câu "miễn truy đòi" đều phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho người cầm vận đơn. Về trật tự, người ký hậu trước phải có trách nhiệm với người ký hậu sau, tuy nhiên, người cầm vận đơn có thể buộc trách nhiệm cho bất cứ người nào ký hậu trước đó mà không ghi câu "miễn truy đòi".

Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.

>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
 
Sửa lần cuối:

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top